Các nhà nghiên cứu đã từng tạo ra một chiếc máy ảnh nhanh nhất thế giới được gọi là T-CUP, máy ảnh có thể chụp được 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây.Chiếc máy ảnh này được phát triển bởi các nhà khoa học tại chi nhánh INRS của Université du Québec ở Canada, và nó có tốc độ gấp đôi so với kỷ lục trước đó là chiếc máy ảnh FRAME của trường Đại học Lund tự hào công bố chụp được 5 nghìn tỷ khung hình / giây trong năm 2017, trước đó nữa là máy ảnh 1 nghìn tỷ khung hình / giây của MIT năm 2011.Với tốc độ siêu khủng của máy ảnh, các nhà khoa học đã có thể chụp hình được ánh sáng di chuyển, sử dụng camera đồng bộ với từng nhịp sáng của tia laser để bắt được hình ảnh 2 chiều của vật thể.Sự ra đời của siêu máy ảnh mới được các nhà khoa học phát triển này là cơ sở cho một công nghệ mới phục vụ trong nghiên cứu y học hoặc xét nghiệm máu tại các bệnh viện trong tương lai.Kỹ thuật được các nhà khoa học phát triển được gọi là femto – photography. Trước đó, công nghệ này được các nhà nghiên cứu tại MIT phát triển, tạo ra một hệ thống bắt hình ảnh với tốc độ một nghìn tỷ hình ảnh một giây.Máy ảnh đã chụp được 25 khung hình với tốc độ 400 femtoseconds (một femtosecond là 1 / 1.000.000.000.000.000 giây), cho thấy hình dạng, cường độ và góc nghiêng của xung ánh sáng.Với khả năng chụp ảnh ở tốc độ siêu nhanh như vậy, T-CUP sẽ giúp tiết lộ nhiều bí mật trước đây không thể biết được liên quan đến cách tương tác giữa ánh sáng và vật chất.T-CUP được trang bị một steak camera (công cụ đo sự biến đổi cường độ của xung ánh sáng theo thời gian), kết hợp một camera chụp hình ảnh tĩnh.Nó sử dụng đồng thời kỹ thuật chụp ảnh nén siêu nhanh (kỹ thuật CUP) và phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng trong chụp X-quang.Thậm chí, các nhà khoa học vẫn đang có ý định sẽ tiếp tục “tăng tốc” cho chiếc siêu máy ảnh này trong tương lai.
Mời quý độc giả đón xem thêm video Người sửa máy ảnh gia truyền danh tiếng Hà Nội - Nguồn: KÊNH VTC1
Các nhà nghiên cứu đã từng tạo ra một chiếc máy ảnh nhanh nhất thế giới được gọi là T-CUP, máy ảnh có thể chụp được 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây.
Chiếc máy ảnh này được phát triển bởi các nhà khoa học tại chi nhánh INRS của Université du Québec ở Canada, và nó có tốc độ gấp đôi so với kỷ lục trước đó là chiếc máy ảnh FRAME của trường Đại học Lund tự hào công bố chụp được 5 nghìn tỷ khung hình / giây trong năm 2017, trước đó nữa là máy ảnh 1 nghìn tỷ khung hình / giây của MIT năm 2011.
Với tốc độ siêu khủng của máy ảnh, các nhà khoa học đã có thể chụp hình được ánh sáng di chuyển, sử dụng camera đồng bộ với từng nhịp sáng của tia laser để bắt được hình ảnh 2 chiều của vật thể.
Sự ra đời của siêu máy ảnh mới được các nhà khoa học phát triển này là cơ sở cho một công nghệ mới phục vụ trong nghiên cứu y học hoặc xét nghiệm máu tại các bệnh viện trong tương lai.
Kỹ thuật được các nhà khoa học phát triển được gọi là femto – photography. Trước đó, công nghệ này được các nhà nghiên cứu tại MIT phát triển, tạo ra một hệ thống bắt hình ảnh với tốc độ một nghìn tỷ hình ảnh một giây.
Máy ảnh đã chụp được 25 khung hình với tốc độ 400 femtoseconds (một femtosecond là 1 / 1.000.000.000.000.000 giây), cho thấy hình dạng, cường độ và góc nghiêng của xung ánh sáng.
Với khả năng chụp ảnh ở tốc độ siêu nhanh như vậy, T-CUP sẽ giúp tiết lộ nhiều bí mật trước đây không thể biết được liên quan đến cách tương tác giữa ánh sáng và vật chất.
T-CUP được trang bị một steak camera (công cụ đo sự biến đổi cường độ của xung ánh sáng theo thời gian), kết hợp một camera chụp hình ảnh tĩnh.
Nó sử dụng đồng thời kỹ thuật chụp ảnh nén siêu nhanh (kỹ thuật CUP) và phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng trong chụp X-quang.
Thậm chí, các nhà khoa học vẫn đang có ý định sẽ tiếp tục “tăng tốc” cho chiếc siêu máy ảnh này trong tương lai.
Mời quý độc giả đón xem thêm video Người sửa máy ảnh gia truyền danh tiếng Hà Nội - Nguồn: KÊNH VTC1