Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Gunther Kleteschka từ Trường Đại học Alaska Fairbanks đã phát hiện ra Mặt trăng đang âm thầm tạo nên cho mình một lớp nước và băng nhưng là lấy từ Trái đất.Các nhà khoa học từng vui mừng khi tìm thấy nước và băng trên Mặt trăng vì cho rằng đây là dấu hiệu của sự sống. Nhưng hoá ra lượng nước này chính là được đánh cắp từ Trái đất.Quá trình "hút máu" này đã diễn ra suốt hàng tỉ năm, tuy nhiên sự thất thoát không lớn so với quy mô của Trái đất, chỉ như cách con người bị muỗi hút máu.Các ion hydro và oxy đã "đào tẩu" từ tầng khí quyển trên của Trái đất, sau đó kết hợp với Mặt trăng, có thể tạo ra tới 3.500 km khối băng vĩnh cửu hoặc nước lỏng dưới bề mặt của thiên thể này.Quá trình thất thoát diễn ra khi Mặt trăng đi qua phần đuôi bong bóng từ quyển hình giọt nước của Trái đất, xảy ra vào khoảng 5 ngày mỗi tháng âm lịch.Do gió Mặt Trời tác động vào bong bóng này, một số đường sức từ của Trái đất khu vực đuôi bị phá vỡ, không gắn chặt với hành tinh, do đó sức hấp dẫn của Mặt trăng đã thắng thế đối với các ion kể trên.Mặt trăng không có từ quyển, nhờ vậy khi các ion đập vào Mặt trăng sẽ dễ dàng tạo thành băng vĩnh cửu. Một số quá trình địa chất lại đẩy băng nước đó xuống dưới bề mặt, rất có thể đã biến thành dạng nước lỏng.Theo các nhà khoa học, quá trình này có thể đã bắt đầu từ khi Mặt trăng ra đời từ các nguyên liệu hỗn hợp của Trái đất và hành tinh Theia giả thuyết va chạm với hành tinh của chúng ta.Dù vậy việc "hút máu" này lại cực kỳ hữu ích cho các nhà khoa học. NASA, ESA đều có các kế hoạch về căn cứ Mặt trăng và số nước khổng lồ ẩn dưới bề mặt vừa là thứ hỗ trợ sự sống, vừa có thể giúp tạo nên nhiên liệu cho tàu vũ trụ và các thiết bị.Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất đồng thời là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Đa số các nhà thiên văn đều đồng ý rằng Mặt trăng được hình thành khoảng 30 - 50 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời được hình thành.Đến nay giả thuyết chiếm ưu thế nhất về sự hình thành Mặt trăng là giả thuyết vụ va chạm lớn. Theo đó, một vật thể cỡ Sao Hoả được cho là đã đâm vào tiền Trái đất, đẩy ra một lượng vật chất đủ lớn vào quỹ đạo của Trái đất và hình thành nên Mặt trăng qua quá trình bồi tụ.Khoảng cách trung bình tính từ tâm của Trái đất tới Mặt trăng là 384.403 km. Ngoài ra do Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất nên khoảng cách giữa nó với Mặt Trời cũng gần tương đương với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời, tức là khoảng 150.000.000 km.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Gunther Kleteschka từ Trường Đại học Alaska Fairbanks đã phát hiện ra Mặt trăng đang âm thầm tạo nên cho mình một lớp nước và băng nhưng là lấy từ Trái đất.
Các nhà khoa học từng vui mừng khi tìm thấy nước và băng trên Mặt trăng vì cho rằng đây là dấu hiệu của sự sống. Nhưng hoá ra lượng nước này chính là được đánh cắp từ Trái đất.
Quá trình "hút máu" này đã diễn ra suốt hàng tỉ năm, tuy nhiên sự thất thoát không lớn so với quy mô của Trái đất, chỉ như cách con người bị muỗi hút máu.
Các ion hydro và oxy đã "đào tẩu" từ tầng khí quyển trên của Trái đất, sau đó kết hợp với Mặt trăng, có thể tạo ra tới 3.500 km khối băng vĩnh cửu hoặc nước lỏng dưới bề mặt của thiên thể này.
Quá trình thất thoát diễn ra khi Mặt trăng đi qua phần đuôi bong bóng từ quyển hình giọt nước của Trái đất, xảy ra vào khoảng 5 ngày mỗi tháng âm lịch.
Do gió Mặt Trời tác động vào bong bóng này, một số đường sức từ của Trái đất khu vực đuôi bị phá vỡ, không gắn chặt với hành tinh, do đó sức hấp dẫn của Mặt trăng đã thắng thế đối với các ion kể trên.
Mặt trăng không có từ quyển, nhờ vậy khi các ion đập vào Mặt trăng sẽ dễ dàng tạo thành băng vĩnh cửu. Một số quá trình địa chất lại đẩy băng nước đó xuống dưới bề mặt, rất có thể đã biến thành dạng nước lỏng.
Theo các nhà khoa học, quá trình này có thể đã bắt đầu từ khi Mặt trăng ra đời từ các nguyên liệu hỗn hợp của Trái đất và hành tinh Theia giả thuyết va chạm với hành tinh của chúng ta.
Dù vậy việc "hút máu" này lại cực kỳ hữu ích cho các nhà khoa học. NASA, ESA đều có các kế hoạch về căn cứ Mặt trăng và số nước khổng lồ ẩn dưới bề mặt vừa là thứ hỗ trợ sự sống, vừa có thể giúp tạo nên nhiên liệu cho tàu vũ trụ và các thiết bị.
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất đồng thời là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Đa số các nhà thiên văn đều đồng ý rằng Mặt trăng được hình thành khoảng 30 - 50 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời được hình thành.
Đến nay giả thuyết chiếm ưu thế nhất về sự hình thành Mặt trăng là giả thuyết vụ va chạm lớn. Theo đó, một vật thể cỡ Sao Hoả được cho là đã đâm vào tiền Trái đất, đẩy ra một lượng vật chất đủ lớn vào quỹ đạo của Trái đất và hình thành nên Mặt trăng qua quá trình bồi tụ.
Khoảng cách trung bình tính từ tâm của Trái đất tới Mặt trăng là 384.403 km. Ngoài ra do Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất nên khoảng cách giữa nó với Mặt Trời cũng gần tương đương với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời, tức là khoảng 150.000.000 km.