1. Cầu vồng: Từ lâu, cầu vồng vốn được biết đến là biểu tượng của tương lai rạng rỡ, niềm hy vọng, sự may mắn. Thế nhưng trong nhiều nền văn hóa, cầu vồng báo hiệu điềm gở thay vì điềm lành. Và dưới con mắt của các nhà khoa học, cầu vồng có liên quan đến sự biến đổi khí hậu.Sự thay đổi dự báo nhiều rủi ro và nguy hiểm. Cầu vồng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở Bắc Cực vì mưa tuyết sẽ ít đi do Trái Đất nóng lên, thay vào đó là "những giọt nước" to làm tăng độ sáng của các vòng cung.Amazon, khu vực có nhiều cầu vồng, lại được dự đoán sẽ thường xuyên hạn hán hơn, một phần vì diện tích bị co lại, một phần vì biến đổi khí hậu cũng tác động đến những trận mưa nhiệt đới.Trong tương lai, có thể có ít mây hơn, mưa nhiều, đồng nghĩa là bạn có nhiều cơ hội nhìn thấy cầu vồng hơn. Các mô hình và nghiên cứu cũng chỉ ra mây không những ít đi mà còn mỏng hơn. Gettelman nhấn mạnh rằng mây mỏng và ít hơn báo hiệu nhiều rắc rối, bởi vì mây, đặc biệt là mây tầng thấp, giúp làm giảm sức nóng của mặt trời. 2. Bong bóng khí đóng băng: Những bong bóng nổi dưới lớp băng dày đã tạo thành một hiện tượng thiên nhiên độc đáo khiến nhiều người thích thú nhưng câu chuyện về cách chúng hình thành lại không được đẹp như vậy. Theo đó, những bong bóng khí này hình thành khi các vi khuẩn ăn vật chất phân hủy dưới đáy hồ và giải phóng khí mê-tan tạo nên các bong bóng.Bong bóng khí mê-tan ngày càng được tìm thấy nhiều trong các hồ, sông và đại dương do nhiệt độ của Trái đất tăng lên. Các bong bóng phát ra khí nhà kính có hại trở lại bầu khí quyển Trái đất.Nhà nghiên cứu chính đã so sánh việc tìm kiếm bong bóng khí mê-tan ở vùng biển Siberia với việc “mò kim đáy biển”. Sau ba ngày nghiên cứu kỹ hiện tượng kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu vùng biển Laptev ở Bắc Cực trong chuyến thám hiểm.Nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng có thể là do một lượng lớn khí bị khóa bên trong đất đóng băng của Siberia và dưới các hồ đã bị rò rỉ kể từ khi kết thúc kỷ băng hà trên Trái đất khoảng 10.000 năm trước. 3. Tuyết hồng: Xuất hiện tại khu vực được đặt tên là Dark Zone (Vùng Tối) của Greenland, loài tảo có tên khoa học là Ancylonema nordenskioeldii này gây ra hiện tượng tuyết biến thành màu hồng tuyệt đẹp.Tuy nhiên, nơi đây cũng được biết đến là vùng chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu. Theo đó, nhiều nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu việc những loại tảo này làm tối băng khiến những khối băng hấp thụ nhiệt và tan nhanh hơn.Điều này giống như một sự tác động qua lại lẫn nhau. Khi tảo xuất hiện, băng sẽ tan nhanh hơn. Băng tan cung cấp nước và không khí để tảo sinh trưởng.Băng tuyết càng tan thì tảo xuất hiện càng nhiều và phủ một lớp màu hồng trên nền trắng của tuyết ở độ cao 2.618 m. >>>Xem thêm video: Làng cầu vồng độc đáo tại Đài Loan (Nguồn: THDT).
1. Cầu vồng: Từ lâu, cầu vồng vốn được biết đến là biểu tượng của tương lai rạng rỡ, niềm hy vọng, sự may mắn. Thế nhưng trong nhiều nền văn hóa, cầu vồng báo hiệu điềm gở thay vì điềm lành. Và dưới con mắt của các nhà khoa học, cầu vồng có liên quan đến sự biến đổi khí hậu.
Sự thay đổi dự báo nhiều rủi ro và nguy hiểm. Cầu vồng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở Bắc Cực vì mưa tuyết sẽ ít đi do Trái Đất nóng lên, thay vào đó là "những giọt nước" to làm tăng độ sáng của các vòng cung.
Amazon, khu vực có nhiều cầu vồng, lại được dự đoán sẽ thường xuyên hạn hán hơn, một phần vì diện tích bị co lại, một phần vì biến đổi khí hậu cũng tác động đến những trận mưa nhiệt đới.
Trong tương lai, có thể có ít mây hơn, mưa nhiều, đồng nghĩa là bạn có nhiều cơ hội nhìn thấy cầu vồng hơn. Các mô hình và nghiên cứu cũng chỉ ra mây không những ít đi mà còn mỏng hơn. Gettelman nhấn mạnh rằng mây mỏng và ít hơn báo hiệu nhiều rắc rối, bởi vì mây, đặc biệt là mây tầng thấp, giúp làm giảm sức nóng của mặt trời.
2. Bong bóng khí đóng băng: Những bong bóng nổi dưới lớp băng dày đã tạo thành một hiện tượng thiên nhiên độc đáo khiến nhiều người thích thú nhưng câu chuyện về cách chúng hình thành lại không được đẹp như vậy. Theo đó, những bong bóng khí này hình thành khi các vi khuẩn ăn vật chất phân hủy dưới đáy hồ và giải phóng khí mê-tan tạo nên các bong bóng.
Bong bóng khí mê-tan ngày càng được tìm thấy nhiều trong các hồ, sông và đại dương do nhiệt độ của Trái đất tăng lên. Các bong bóng phát ra khí nhà kính có hại trở lại bầu khí quyển Trái đất.
Nhà nghiên cứu chính đã so sánh việc tìm kiếm bong bóng khí mê-tan ở vùng biển Siberia với việc “mò kim đáy biển”. Sau ba ngày nghiên cứu kỹ hiện tượng kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu vùng biển Laptev ở Bắc Cực trong chuyến thám hiểm.
Nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng có thể là do một lượng lớn khí bị khóa bên trong đất đóng băng của Siberia và dưới các hồ đã bị rò rỉ kể từ khi kết thúc kỷ băng hà trên Trái đất khoảng 10.000 năm trước.
3. Tuyết hồng: Xuất hiện tại khu vực được đặt tên là Dark Zone (Vùng Tối) của Greenland, loài tảo có tên khoa học là Ancylonema nordenskioeldii này gây ra hiện tượng tuyết biến thành màu hồng tuyệt đẹp.
Tuy nhiên, nơi đây cũng được biết đến là vùng chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu. Theo đó, nhiều nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu việc những loại tảo này làm tối băng khiến những khối băng hấp thụ nhiệt và tan nhanh hơn.
Điều này giống như một sự tác động qua lại lẫn nhau. Khi tảo xuất hiện, băng sẽ tan nhanh hơn. Băng tan cung cấp nước và không khí để tảo sinh trưởng.
Băng tuyết càng tan thì tảo xuất hiện càng nhiều và phủ một lớp màu hồng trên nền trắng của tuyết ở độ cao 2.618 m.
>>>Xem thêm video: Làng cầu vồng độc đáo tại Đài Loan (Nguồn: THDT).