Ảnh và video cho thấy, hai con trưởng thành và một con vượn con đang chơi đùa trên cây. Con đực có bộ lông màu đen, trong khi con cái có bộ lông màu nâu hoặc vàng.Vượn Cao Vít, còn được biết đến là vượn mào đen phương Đông, từng được coi là đã tuyệt chủng cho đến khi nó được phát hiện lại vào năm 2002 ở khu rừng biên giới với Trung Quốc. Loài vượn quý hiếm này chỉ còn khoảng 135 cá thể trong tự nhiên và nằm trong danh sách loài cực kỳ nguy cấp của IUCN.Tên "Cao Vít" xuất phát từ tiếng gọi của loài vượn khi chúng bảo vệ lãnh thổ bằng tiếng hót.Đây là một trong bốn loài vượn quý hiếm tìm thấy ở Việt Nam, theo tổ chức Fauna & Flora International.Số lượng vượn Cao Vít giảm do mất môi trường sống và mối đe dọa từ chăn thả gia súc và phá rừng.Fauna & Flora đã nỗ lực bảo vệ và tăng số lượng vượn Cao Vít, cùng với việc phối hợp với chính quyền cả Việt Nam và Trung Quốc. Năm 2012, hai quốc gia này đã ký thỏa thuận để bảo tồn môi trường sống của loài linh trưởng này.Hiện tại, vượn Cao Vít chỉ còn sinh sống trong Khu bảo tồn Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, và khu vực liền kề ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.
Ảnh và video cho thấy, hai con trưởng thành và một con vượn con đang chơi đùa trên cây. Con đực có bộ lông màu đen, trong khi con cái có bộ lông màu nâu hoặc vàng.
Vượn Cao Vít, còn được biết đến là vượn mào đen phương Đông, từng được coi là đã tuyệt chủng cho đến khi nó được phát hiện lại vào năm 2002 ở khu rừng biên giới với Trung Quốc.
Loài vượn quý hiếm này chỉ còn khoảng 135 cá thể trong tự nhiên và nằm trong danh sách loài cực kỳ nguy cấp của IUCN.
Tên "Cao Vít" xuất phát từ tiếng gọi của loài vượn khi chúng bảo vệ lãnh thổ bằng tiếng hót.
Đây là một trong bốn loài vượn quý hiếm tìm thấy ở Việt Nam, theo tổ chức Fauna & Flora International.
Số lượng vượn Cao Vít giảm do mất môi trường sống và mối đe dọa từ chăn thả gia súc và phá rừng.
Fauna & Flora đã nỗ lực bảo vệ và tăng số lượng vượn Cao Vít, cùng với việc phối hợp với chính quyền cả Việt Nam và Trung Quốc. Năm 2012, hai quốc gia này đã ký thỏa thuận để bảo tồn môi trường sống của loài linh trưởng này.
Hiện tại, vượn Cao Vít chỉ còn sinh sống trong Khu bảo tồn Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, và khu vực liền kề ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.