Sau khi nhận bàn giao 2 cá thể rắn từ người dân khu vực sông Đăk Krông, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Các nhà khoa học gồm tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sang, nhà sinh vật học Lê Văn Mạnh (làm việc tại Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), tiến sĩ Võ Thị Diệu Hiền (Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM) và một số nhà khoa học quốc tế phân tích 2 cá thể rắn có những đặc điểm vảy bất thường, khác biệt so với vảy của các loài rắn đã từng được ghi nhận.Trước đó, một cá thể rắn khác cũng được người dân địa phương bắt giữ tại một đồn điền cao su trên địa bàn và giao nộp cho các nhà khoa học. Cá thể rắn này giống với 2 cá thể rắn bắt được trong rừng ngập nước. Sau khi phân tích DNA, các nhà khoa học xác nhận rằng 3 cá thể rắn này, bao gồm 2 con đực và một con cái, thực sự là một loài rắn mới, có tên khoa học Myrrophis dakkrongensis, hay còn được gọi là rắn bồng Đắk Krông (hoặc rắn bùn Đắk Krông). Loài này được đặt tên theo sông Đắk Krông, nơi cá thể đầu tiên được phát hiện.Hiện nay loài rắn này mới chỉ được phát hiện tại huyện Đắk Glong của Việt Nam, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng Myrrophis dakkrongensis có thể còn xuất hiện ở các khu vực khác trong lưu vực sông Đắk Krong.Các cá thể rắn bắt được có lớp vảy mịn, màu nâu sẫm đến đen trên lưng và hai bên, mặt dưới có màu kem đến vàng nhạt với 3 sọc màu nâu sẫm. Rắn cũng có 2 sọc màu vàng đến cam rõ nét chạy dọc thân.Nghiên cứu của các nhà khoa học về loài rắn mới tìm thấy tại Việt Nam được công bố trên tạp chí "Động vật có xương sống", một trong những tạp chí khoa học về động vật uy tín nhất trên thế giới, với đội ngũ biên tập viên bao gồm các nhà khoa học, sinh vật học có tên tuổi từ khắp nơi trên thế giới.Chi rắn bồng (hay còn gọi là rắn bùn, rắn mồng) là một chi rắn thuộc họ rắn nước. Đây là chi rắn không có nọc độc hoặc nọc độc nhẹ không gây nguy hiểm cho con người.Bản đồ khu vực phân bổ của chi rắn bùn.Các nhà nghiên cứu cũng cho biết mẫu vật đực được phân biệt bởi bộ phận sinh dục ngắn, chẻ đôi và có gai, được gọi là hemipenis. Đáng chú ý, cá thể rắn cái được tìm thấy trong tình trạng đang mang thai, với 12 phôi thai phát triển tốt.Chi rắn bùn được đánh giá là loài khá hiếm.Trước đó, hồi tháng 9/2020, loài rắn bùn Selangor quý hiếm - được nhìn thấy lần cuối ở Singapore vào năm 1914 - cũng được ghi nhận xuất hiện trở lại sau 106 năm. Hiện không rõ loài này với loài vừa phát hiện tại Việt Nam có quan hệ gì hay không?Phát hiện này đã thay đổi tình trạng của loài rắn bùn ở Singapore từ "không xác định" thành "tồn tại", và giờ đây, sự tồn tại của nó đã được ghi nhận một cách chắc chắn. Trước sự kiện này, các nhà khoa học không rõ liệu loài rắn có còn tồn tại ở nước này hay không.
Sau khi nhận bàn giao 2 cá thể rắn từ người dân khu vực sông Đăk Krông, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Các nhà khoa học gồm tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sang, nhà sinh vật học Lê Văn Mạnh (làm việc tại Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), tiến sĩ Võ Thị Diệu Hiền (Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM) và một số nhà khoa học quốc tế phân tích 2 cá thể rắn có những đặc điểm vảy bất thường, khác biệt so với vảy của các loài rắn đã từng được ghi nhận.
Trước đó, một cá thể rắn khác cũng được người dân địa phương bắt giữ tại một đồn điền cao su trên địa bàn và giao nộp cho các nhà khoa học. Cá thể rắn này giống với 2 cá thể rắn bắt được trong rừng ngập nước. Sau khi phân tích DNA, các nhà khoa học xác nhận rằng 3 cá thể rắn này, bao gồm 2 con đực và một con cái, thực sự là một loài rắn mới, có tên khoa học Myrrophis dakkrongensis, hay còn được gọi là rắn bồng Đắk Krông (hoặc rắn bùn Đắk Krông). Loài này được đặt tên theo sông Đắk Krông, nơi cá thể đầu tiên được phát hiện.
Hiện nay loài rắn này mới chỉ được phát hiện tại huyện Đắk Glong của Việt Nam, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng Myrrophis dakkrongensis có thể còn xuất hiện ở các khu vực khác trong lưu vực sông Đắk Krong.
Các cá thể rắn bắt được có lớp vảy mịn, màu nâu sẫm đến đen trên lưng và hai bên, mặt dưới có màu kem đến vàng nhạt với 3 sọc màu nâu sẫm. Rắn cũng có 2 sọc màu vàng đến cam rõ nét chạy dọc thân.
Nghiên cứu của các nhà khoa học về loài rắn mới tìm thấy tại Việt Nam được công bố trên tạp chí "Động vật có xương sống", một trong những tạp chí khoa học về động vật uy tín nhất trên thế giới, với đội ngũ biên tập viên bao gồm các nhà khoa học, sinh vật học có tên tuổi từ khắp nơi trên thế giới.
Chi rắn bồng (hay còn gọi là rắn bùn, rắn mồng) là một chi rắn thuộc họ rắn nước. Đây là chi rắn không có nọc độc hoặc nọc độc nhẹ không gây nguy hiểm cho con người.
Bản đồ khu vực phân bổ của chi rắn bùn.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết mẫu vật đực được phân biệt bởi bộ phận sinh dục ngắn, chẻ đôi và có gai, được gọi là hemipenis. Đáng chú ý, cá thể rắn cái được tìm thấy trong tình trạng đang mang thai, với 12 phôi thai phát triển tốt.
Chi rắn bùn được đánh giá là loài khá hiếm.
Trước đó, hồi tháng 9/2020, loài rắn bùn Selangor quý hiếm - được nhìn thấy lần cuối ở Singapore vào năm 1914 - cũng được ghi nhận xuất hiện trở lại sau 106 năm. Hiện không rõ loài này với loài vừa phát hiện tại Việt Nam có quan hệ gì hay không?
Phát hiện này đã thay đổi tình trạng của loài rắn bùn ở Singapore từ "không xác định" thành "tồn tại", và giờ đây, sự tồn tại của nó đã được ghi nhận một cách chắc chắn. Trước sự kiện này, các nhà khoa học không rõ liệu loài rắn có còn tồn tại ở nước này hay không.