Marula (Sclerocarya birrea) là giống cây mọc phổ biến ở châu Phi, đặc biệt là ở Nam Phi. Giống cây này đã xuất hiện từ cả ngàn năm trước. Marula có họ hàng với xoài, quả của nó khi chín có màu vàng, vị chua nhẹ, ngọt thanh và giòn, thơm ngon không kém xoài.Quả cây Marula có một vài thành phần giống nước lên men, khiến động vật bị "lảo đảo" nếu ăn nhiều. Người dân châu Phi còn lấy chúng làm nguyên liệu chế biến mứt, nước lên men.Ở Nam Phi, nước quả Marula được coi như một loại đồ uống đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.Marula ra hoa từ tháng 9 đến tháng 11, ra quả từ tháng 1 đến tháng 4. Sau khi chín, quả sẽ tự động rơi xuống, người dân chỉ cần nhặt về để thưởng thức hoặc đem bánMarula chỉ có một thân cây duy nhất, khá nổi bật và một tán với những chiếc lá màu xanh lục. Nếu phát triển trong tình trạng tốt, nó có thể đạt đến chiều cao khoảng hơn 10 mét.Trong sinh học, cây Marula là một loài thực vật có cả hoa đực và hoa cái. Đây là lý do tại sao trong cùng một vườn trồng cây này, cần phải trồng cả cây cái và cây đực để chúng kết trái.Hạt Marula giàu protein và chất béo lành mạnh. Khi ăn chúng có hương vị của quả óc chó và do đó, đây là một lựa chọn thực phẩm tốt để đưa vào chế độ ăn uống.Dầu Marula được làm từ nhân của hạt và được sử dụng để làm mỹ phẩm. Vỏ của cây khá hữu ích để điều trị các triệu chứng của dự phòng sốt rét.Marula không chỉ phục vụ cho con người và mục đích thương mại, nó còn là nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật khác nhau của miền nam châu Phi.Không chỉ riêng con người mới biết thưởng thức loại quả tuyệt diệu này. Với mùi thơm và hương vị ngon không chê vào đâu được, các loài động vật cũng thường xuyên ăn Marula.Kết quả là chúng cũng bị say xỉn giống con người. Từ khỉ, lợn rừng, tê giác, sơn dương cho đến đà điểu, hươu cao cổ hay thậm chí cả voi cũng bị loại quả này làm cho “choáng váng”, khó lòng giữ được thăng bằng.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày.
Marula (Sclerocarya birrea) là giống cây mọc phổ biến ở châu Phi, đặc biệt là ở Nam Phi. Giống cây này đã xuất hiện từ cả ngàn năm trước.
Marula có họ hàng với xoài, quả của nó khi chín có màu vàng, vị chua nhẹ, ngọt thanh và giòn, thơm ngon không kém xoài.
Quả cây Marula có một vài thành phần giống nước lên men, khiến động vật bị "lảo đảo" nếu ăn nhiều. Người dân châu Phi còn lấy chúng làm nguyên liệu chế biến mứt, nước lên men.
Ở Nam Phi, nước quả Marula được coi như một loại đồ uống đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.
Marula ra hoa từ tháng 9 đến tháng 11, ra quả từ tháng 1 đến tháng 4. Sau khi chín, quả sẽ tự động rơi xuống, người dân chỉ cần nhặt về để thưởng thức hoặc đem bán
Marula chỉ có một thân cây duy nhất, khá nổi bật và một tán với những chiếc lá màu xanh lục. Nếu phát triển trong tình trạng tốt, nó có thể đạt đến chiều cao khoảng hơn 10 mét.
Trong sinh học, cây Marula là một loài thực vật có cả hoa đực và hoa cái. Đây là lý do tại sao trong cùng một vườn trồng cây này, cần phải trồng cả cây cái và cây đực để chúng kết trái.
Hạt Marula giàu protein và chất béo lành mạnh. Khi ăn chúng có hương vị của quả óc chó và do đó, đây là một lựa chọn thực phẩm tốt để đưa vào chế độ ăn uống.
Dầu Marula được làm từ nhân của hạt và được sử dụng để làm mỹ phẩm. Vỏ của cây khá hữu ích để điều trị các triệu chứng của dự phòng sốt rét.
Marula không chỉ phục vụ cho con người và mục đích thương mại, nó còn là nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật khác nhau của miền nam châu Phi.
Không chỉ riêng con người mới biết thưởng thức loại quả tuyệt diệu này. Với mùi thơm và hương vị ngon không chê vào đâu được, các loài động vật cũng thường xuyên ăn Marula.
Kết quả là chúng cũng bị say xỉn giống con người. Từ khỉ, lợn rừng, tê giác, sơn dương cho đến đà điểu, hươu cao cổ hay thậm chí cả voi cũng bị loại quả này làm cho “choáng váng”, khó lòng giữ được thăng bằng.
Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày.