Mọc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Australia, cây tầm ma Queensland (Dendrocnide moroides), còn gọi là cây chích (stinging tree) hoặc cây gympie-gympie, được mệnh danh là "loài cây nguy hiểm nhất thế giới". Ảnh: Newsweek.Thuộc họ tầm ma (Urticaceae), loài cây bụi này có vẻ ngoài vô hại với lá hình trái tim có răng cưa, hoa trắng muốt, quả tím mọng hấp dẫn. Ảnh: Periérgeia.Dù vậy, việc chạm vào cây tầm ma Queensland sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp với con người. Ngay sau khi chạm, nạn nhân ngay lập tức cảm thấy bỏng rát dữ dội, như bị hàng nghìn vết chích ở vị trí tiếp xúc. Ảnh: Daily Express.Cảm giác này sẽ tăng dần trong 20 đến 30 phút tiếp theo và kéo dài từ nhiều giờ đến vài ngày trước khi thuyên giảm. Những trường hợp nặng có thể bị đau đớn kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng. Ảnh: Treehugger.Sự đau đớn do tầm ma Queensland gây ra có thể đi kèm với phát ban, sưng tấy và mất ngủ. Dù vậy, có rất ít trường hợp phải nhập viện do loài cây này. Và chưa có ca tử vong nào từng được ghi nhận. Ảnh: N. Teerink.Cơ chế gây đau của cây tầm ma Queensland nằm ở những sợi lông kích cỡ hiển vi, nhọn và chứa đầy độc tố, bao phủ tất cả các bộ phận của cây, gồm thân, cành, cuống lá, lá và quả. Chỉ một cú chạm nhẹ nhất cũng đủ để các sợi lông găm vào da. Ảnh: Newsweek.Các lông tơ này có thể tồn tại trong da tới một năm và giải phóng hỗn hợp độc tố vào cơ thể con người khi bị kích thích như đụng chạm, tiếp xúc với nước hoặc thay đổi nhiệt độ. Ảnh: Shutterstock.com.Khi ở gần cây một thời gian dài, người ta cũng có nguy cơ hít phải các sợi lông rụng ra khỏi cây dẫn đến các biến chứng về hô hấp như chảy nước mắt và nước mũi, hắt hơi liên tục. Ảnh: Treehugger.Một điều khiến cây tầm ma Queensland thêm phần đáng sợ là ngay cả những chiếc lá héo úa lâu ngày, thậm chí mẫu vật nằm trong phòng thí nghiệm hàng thập kỷ vẫn có thể gây ra tổn thương tương tự như cây tươi. Ảnh: Wikipedia.Khi bị đau do chạm phải cây, biện pháp xử lý tốt nhất là sử dụng sáp tẩy lông hoặc băng dính để loại bỏ lông. Dù vậy, phần lớn các trường hợp vẫn còn những sợi lông không thể loại bỏ, gây ra đau đớn kéo dài. Ảnh: The Spruce.Mặc dù đã từ lâu người ta biết rằng có một hỗn hợp độc tố trong các sợi lông của cây tầm ma Queensland, nhưng bản chất chính xác của nó vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Ảnh: HypeScience.Vào năm 2020, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được một hợp chất thuộc họ peptide giàu disulfide chưa từng được biết đến trước đây tồn tại trong các sợi lông, nhiều khả năng là nguyên nhân tạo ra phản ứng đau đớn. Ảnh: Metro.Cho đến nay, việc nghiên cứu về cơ chế gây đau của cây tầm ma Queensland vẫn được tiến hành. Việc giải mã thành công loài cây này sẽ đem lại những kiến thức khoa học mới mẻ cho ngành hóa học, sinh học và y học. Ảnh: G.pl.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Mọc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Australia, cây tầm ma Queensland (Dendrocnide moroides), còn gọi là cây chích (stinging tree) hoặc cây gympie-gympie, được mệnh danh là "loài cây nguy hiểm nhất thế giới". Ảnh: Newsweek.
Thuộc họ tầm ma (Urticaceae), loài cây bụi này có vẻ ngoài vô hại với lá hình trái tim có răng cưa, hoa trắng muốt, quả tím mọng hấp dẫn. Ảnh: Periérgeia.
Dù vậy, việc chạm vào cây tầm ma Queensland sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp với con người. Ngay sau khi chạm, nạn nhân ngay lập tức cảm thấy bỏng rát dữ dội, như bị hàng nghìn vết chích ở vị trí tiếp xúc. Ảnh: Daily Express.
Cảm giác này sẽ tăng dần trong 20 đến 30 phút tiếp theo và kéo dài từ nhiều giờ đến vài ngày trước khi thuyên giảm. Những trường hợp nặng có thể bị đau đớn kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng. Ảnh: Treehugger.
Sự đau đớn do tầm ma Queensland gây ra có thể đi kèm với phát ban, sưng tấy và mất ngủ. Dù vậy, có rất ít trường hợp phải nhập viện do loài cây này. Và chưa có ca tử vong nào từng được ghi nhận. Ảnh: N. Teerink.
Cơ chế gây đau của cây tầm ma Queensland nằm ở những sợi lông kích cỡ hiển vi, nhọn và chứa đầy độc tố, bao phủ tất cả các bộ phận của cây, gồm thân, cành, cuống lá, lá và quả. Chỉ một cú chạm nhẹ nhất cũng đủ để các sợi lông găm vào da. Ảnh: Newsweek.
Các lông tơ này có thể tồn tại trong da tới một năm và giải phóng hỗn hợp độc tố vào cơ thể con người khi bị kích thích như đụng chạm, tiếp xúc với nước hoặc thay đổi nhiệt độ. Ảnh: Shutterstock.com.
Khi ở gần cây một thời gian dài, người ta cũng có nguy cơ hít phải các sợi lông rụng ra khỏi cây dẫn đến các biến chứng về hô hấp như chảy nước mắt và nước mũi, hắt hơi liên tục. Ảnh: Treehugger.
Một điều khiến cây tầm ma Queensland thêm phần đáng sợ là ngay cả những chiếc lá héo úa lâu ngày, thậm chí mẫu vật nằm trong phòng thí nghiệm hàng thập kỷ vẫn có thể gây ra tổn thương tương tự như cây tươi. Ảnh: Wikipedia.
Khi bị đau do chạm phải cây, biện pháp xử lý tốt nhất là sử dụng sáp tẩy lông hoặc băng dính để loại bỏ lông. Dù vậy, phần lớn các trường hợp vẫn còn những sợi lông không thể loại bỏ, gây ra đau đớn kéo dài. Ảnh: The Spruce.
Mặc dù đã từ lâu người ta biết rằng có một hỗn hợp độc tố trong các sợi lông của cây tầm ma Queensland, nhưng bản chất chính xác của nó vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Ảnh: HypeScience.
Vào năm 2020, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được một hợp chất thuộc họ peptide giàu disulfide chưa từng được biết đến trước đây tồn tại trong các sợi lông, nhiều khả năng là nguyên nhân tạo ra phản ứng đau đớn. Ảnh: Metro.
Cho đến nay, việc nghiên cứu về cơ chế gây đau của cây tầm ma Queensland vẫn được tiến hành. Việc giải mã thành công loài cây này sẽ đem lại những kiến thức khoa học mới mẻ cho ngành hóa học, sinh học và y học. Ảnh: G.pl.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.