Cây vạn tuế là cây lâu năm, thậm chí có thể sống hàng trăm năm. Đây là loại cây hạt trần (không có vỏ quả bao bọc) và sinh trưởng chậm, lá xòe đẹp nên thường được trồng làm cảnh.Về đặc điểm, thân cây có dạng hình trụ, có thể cao đến 2, 3 m. Lá cây mọc thành hình tròn (như cây dừa), lá có hình lông chim và các lá chét có hình kim nhọn, dài, cuống lá có gai.Ngoài ra, có một điểm đặc biệt ở cây vạn tuế nữa là cây đơn tính khác gốc. Cây đực mang các nón đực (chứa nhụy) còn cây cái thì mang các bào tử lớn (lá noãn chứa noãn) được phủ đầy lông màu vàng, sau đó sẽ kết thành hạt trần có màu vàng nâu.Việc một cây vạn tuế ra hoa, kết quả là khá hiếm, tuy nhiên cũng không phải là không có. Đa số các trường hợp trồng vạn tuế khoảng 10 - 20 năm mới cho ra hoa.Vạn tuế ra hoa được cho là mang lại nhiều may mắn nên thường được hỏi mua với giá rất cao. Thế nhưng có người trồng khoảng 2 năm đã có hoa.Để cây vạn tuế nở hoa không phải là điều đơn giản, bởi ngoài yếu tố đúng thời điểm, môi trường sinh trưởng thì còn nhiều yếu tố khác thúc đẩy. Khi cây vạn tuế nở hoa, điều đó cho thấy môi trường nó sinh trưởng rất thuận lợi, phong thuỷ đẹp, được người chăm sóc cẩn thận.Hoa của cây này có màu vàng nhạt, giống hình bắp ngô, một số mọc 2 bên, một số mọc ở giữa, trông rất độc đáo. Quả của cây vạn tuế, tuỳ từng giống cây và độ chín sẽ có màu xanh, vàng hoặc đỏ.Bên cạnh đó, cây vạn tuế còn được xem là đặc sản ở đảo Amami Oshima, Nhật Bản. Tại hòn đảo này, cây vạn tuế mọc khắp nơi, bao phủ cả đảo, thậm chí nó cao lớn tới mức nhìn từ xa cứ tưởng đó là một rừng dừa.Công dụng làm thuốc của cây vạn tuế được ghi trong nhiều công trình y học của Trung Quốc và Việt Nam như Bản thảo cương mục thập di, Thực vật danh thực đồ khảo, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc An Giang, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,...Các lá trưởng thành và lá già có vị ngọt hơi chua, tính ôn và có công dụng cầm máu, thu liễm, chống viêm, giảm đau. Hoa của cây có tác dụng giảm đau, điều trị đau thượng vị, đau kinh, bạch đới và giúp cố tinh (điều trị di tinh).Hạt của cây có vị đắng chát, tính bình và có độc nhưng cũng có tác dụng cố tinh (tức làm cho tinh khí lâu xuất), đồng thời cũng giúp hạ huyết áp.Trong hạt vạn tuế có cycasin là chất độc mạnh gây ra các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa và các biểu hiện trúng độc khác. Khi bị trúng độc từ cây vạn tuế, ta cần loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày rồi tiến hành cấp cứu, đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất.Mời các bạn xem video: Cây nào phù hợp với đô thị Hà Nội? Nguồn: VTV
Cây vạn tuế là cây lâu năm, thậm chí có thể sống hàng trăm năm. Đây là loại cây hạt trần (không có vỏ quả bao bọc) và sinh trưởng chậm, lá xòe đẹp nên thường được trồng làm cảnh.
Về đặc điểm, thân cây có dạng hình trụ, có thể cao đến 2, 3 m. Lá cây mọc thành hình tròn (như cây dừa), lá có hình lông chim và các lá chét có hình kim nhọn, dài, cuống lá có gai.
Ngoài ra, có một điểm đặc biệt ở cây vạn tuế nữa là cây đơn tính khác gốc. Cây đực mang các nón đực (chứa nhụy) còn cây cái thì mang các bào tử lớn (lá noãn chứa noãn) được phủ đầy lông màu vàng, sau đó sẽ kết thành hạt trần có màu vàng nâu.
Việc một cây vạn tuế ra hoa, kết quả là khá hiếm, tuy nhiên cũng không phải là không có. Đa số các trường hợp trồng vạn tuế khoảng 10 - 20 năm mới cho ra hoa.
Vạn tuế ra hoa được cho là mang lại nhiều may mắn nên thường được hỏi mua với giá rất cao. Thế nhưng có người trồng khoảng 2 năm đã có hoa.
Để cây vạn tuế nở hoa không phải là điều đơn giản, bởi ngoài yếu tố đúng thời điểm, môi trường sinh trưởng thì còn nhiều yếu tố khác thúc đẩy. Khi cây vạn tuế nở hoa, điều đó cho thấy môi trường nó sinh trưởng rất thuận lợi, phong thuỷ đẹp, được người chăm sóc cẩn thận.
Hoa của cây này có màu vàng nhạt, giống hình bắp ngô, một số mọc 2 bên, một số mọc ở giữa, trông rất độc đáo. Quả của cây vạn tuế, tuỳ từng giống cây và độ chín sẽ có màu xanh, vàng hoặc đỏ.
Bên cạnh đó, cây vạn tuế còn được xem là đặc sản ở đảo Amami Oshima, Nhật Bản. Tại hòn đảo này, cây vạn tuế mọc khắp nơi, bao phủ cả đảo, thậm chí nó cao lớn tới mức nhìn từ xa cứ tưởng đó là một rừng dừa.
Công dụng làm thuốc của cây vạn tuế được ghi trong nhiều công trình y học của Trung Quốc và Việt Nam như Bản thảo cương mục thập di, Thực vật danh thực đồ khảo, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc An Giang, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,...
Các lá trưởng thành và lá già có vị ngọt hơi chua, tính ôn và có công dụng cầm máu, thu liễm, chống viêm, giảm đau. Hoa của cây có tác dụng giảm đau, điều trị đau thượng vị, đau kinh, bạch đới và giúp cố tinh (điều trị di tinh).
Hạt của cây có vị đắng chát, tính bình và có độc nhưng cũng có tác dụng cố tinh (tức làm cho tinh khí lâu xuất), đồng thời cũng giúp hạ huyết áp.
Trong hạt vạn tuế có cycasin là chất độc mạnh gây ra các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa và các biểu hiện trúng độc khác. Khi bị trúng độc từ cây vạn tuế, ta cần loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày rồi tiến hành cấp cứu, đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất.