Theo ông H.M.V, thường trú khu phố 6, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, 5 cá thể kỳ đà hoa được ông mua lại của người dân địa phương bắt từ trong vườn nhà của các hộ lân cận, ông nuôi từ lúc còn nhỏ với mục đích để làm cảnh.Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và biết hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã là trái với quy định của pháp luật nên ông đã tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh để chăm sóc, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên.Sau khi nhận được tin báo, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) vừa tiếp nhận 5 cá thể kỳ đà hoa, tổng trọng lượng 30,5 kg.Được biết, kỳ đà hoa là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB, được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.Kỳ đà hoa (Varanus salvator) có cơ thể được che phủ bởi lớp vảy màu xám nâu. Trên cơ thể có nhiều đốm nhỏ li ti xếp thành các sọc chạy ngang qua cơ thể. Lỗ mũi gần với chóp mũi hơn mắt.Kỳ đà hoa là loài bò sát ăn thịt. Chúng ăn cua, ếch, nhái, cá là những con mồi ưa thích. Ngoài ra chúng còn ăn cả trứng, chim non, thú nhỏ, thằn lằn, côn trùng cỡ lớn. Cá thể non ăn côn trùng.Kỳ đà hoa thường bắt mồi vào ban ngày, sục sạo trong các bờ sông suối, những môi trường nước cạn và trong các bụi rậm. Chúng bắt mồi bằng cách rình mồi và vồ mồi, đôi khi nó dùng lưỡi đầu chẻ đôi để đánh hơi theo dấu vết của con mồi, nếu mồi quá to kì đà thường dùng răng và chi trước để xé mồi.Dù có ngoại hình nặng nề nhưng khi rượt đuổi con mồi, kỳ đà hoa chạy rất nhanh. Tuy có thể bơi lội nhưng kỳ đà chỉ săn mồi dọc theo bờ bụi sông suối. Khi quá đói mà thiếu mồi chúng cũng mon men mò đến các chuồng gà vịt trong vườn nhà để bắt trộm.Kỳ đà hoa sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau mỗi lần lột xác vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Sau khoảng 18 tháng, chúng sẽ đạt đến độ trưởng thành đủ để bước vào giai đoạn sinh sản mỗi năm một lứa, mỗi lứa để khoảng 15 đến 20 trứng nhưng chỉ có chưa đến 50% số trứng đó có khả năng nở thành con.Kỳ đà có khả năng nhịn đói nhiều ngày, chừng một vài tuần không chết, và trông nó vẫn khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên, khi bắt được mồi, nó sẽ ăn ngấu nghiến để tích lũy cho những ngày không có thức ăn.Cũng như loài lưỡng cư ếch nhái, mặc dù thị lực không kém như ếch nhái nhưng sở thích của kỳ đà là ăn mồi di động, tức con mồi còn sống chạy nhảy trước mặt nó. Nó thích vồ chụp con chuột chạy phía trước, thích rướn mình lên táp con bướm đang bay.Sau khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa 5 cá thể kỳ đà về Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me, huyện Hòn Đất để chăm sóc, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Theo ông H.M.V, thường trú khu phố 6, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, 5 cá thể kỳ đà hoa được ông mua lại của người dân địa phương bắt từ trong vườn nhà của các hộ lân cận, ông nuôi từ lúc còn nhỏ với mục đích để làm cảnh.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và biết hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã là trái với quy định của pháp luật nên ông đã tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh để chăm sóc, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên.
Sau khi nhận được tin báo, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) vừa tiếp nhận 5 cá thể kỳ đà hoa, tổng trọng lượng 30,5 kg.
Được biết, kỳ đà hoa là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB, được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Kỳ đà hoa (Varanus salvator) có cơ thể được che phủ bởi lớp vảy màu xám nâu. Trên cơ thể có nhiều đốm nhỏ li ti xếp thành các sọc chạy ngang qua cơ thể. Lỗ mũi gần với chóp mũi hơn mắt.
Kỳ đà hoa là loài bò sát ăn thịt. Chúng ăn cua, ếch, nhái, cá là những con mồi ưa thích. Ngoài ra chúng còn ăn cả trứng, chim non, thú nhỏ, thằn lằn, côn trùng cỡ lớn. Cá thể non ăn côn trùng.
Kỳ đà hoa thường bắt mồi vào ban ngày, sục sạo trong các bờ sông suối, những môi trường nước cạn và trong các bụi rậm. Chúng bắt mồi bằng cách rình mồi và vồ mồi, đôi khi nó dùng lưỡi đầu chẻ đôi để đánh hơi theo dấu vết của con mồi, nếu mồi quá to kì đà thường dùng răng và chi trước để xé mồi.
Dù có ngoại hình nặng nề nhưng khi rượt đuổi con mồi, kỳ đà hoa chạy rất nhanh. Tuy có thể bơi lội nhưng kỳ đà chỉ săn mồi dọc theo bờ bụi sông suối. Khi quá đói mà thiếu mồi chúng cũng mon men mò đến các chuồng gà vịt trong vườn nhà để bắt trộm.
Kỳ đà hoa sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau mỗi lần lột xác vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Sau khoảng 18 tháng, chúng sẽ đạt đến độ trưởng thành đủ để bước vào giai đoạn sinh sản mỗi năm một lứa, mỗi lứa để khoảng 15 đến 20 trứng nhưng chỉ có chưa đến 50% số trứng đó có khả năng nở thành con.
Kỳ đà có khả năng nhịn đói nhiều ngày, chừng một vài tuần không chết, và trông nó vẫn khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên, khi bắt được mồi, nó sẽ ăn ngấu nghiến để tích lũy cho những ngày không có thức ăn.
Cũng như loài lưỡng cư ếch nhái, mặc dù thị lực không kém như ếch nhái nhưng sở thích của kỳ đà là ăn mồi di động, tức con mồi còn sống chạy nhảy trước mặt nó. Nó thích vồ chụp con chuột chạy phía trước, thích rướn mình lên táp con bướm đang bay.
Sau khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa 5 cá thể kỳ đà về Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me, huyện Hòn Đất để chăm sóc, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên.