Ở khu vực phía đông châu Phi và châu Á, một loài côn trùng có cơ chế ngụy trang đặc biệt: Dùng xác của những con côn trùng khác để ngụy trang.Với tên khoa học Acanthaspis petax, loài côn trùng này là bọ sát thủ - thuật ngữ dùng để chỉ hàng nghìn loài côn trùng có khả năng đâm con mồi rồi hút dịch.Acanthaspis petax cũng làm được điều này, nhưng phương pháp săn mồi và tránh bị săn khiến nó trở nên nổi bật trong thế giới bọ sát thủ.Các nhà nghiên cứu côn trùng cho biết, Acanthaspis petax có xu hướng di chuyển với một chiếc "ba lô" trên mình. Ba lô đôi khi làm từ thực vật, khi khác lại được tạo ra từ xác côn trùng rỗng. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó phục vụ một mục đích quan trọng cho Acanthaspis petax.Ba lô thực vật hoặc côn trùng chết cũng có thể đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã khiến bọ Acanthaspis petax phải đối đầu với những kẻ săn mồi tiềm năng và nhận thấy rằng việc ngụy trang làm cho kẻ săn mồi bối rối.Họ cũng lưu ý rằng con bọ có thể thả ba lô ra nếu bị đe dọa. Chiếc ba lô lúc này sẽ đóng vai trò đánh lạc hướng, giúp nó trốn thoát. Trong trường hợp đó, ba lô phục vụ mục đích tương tự đuôi thằn lằn, có thể tách rời để thằn lằn chạy khỏi những kẻ săn mồi.Acanthaspis petax có thể mang theo 20 con kiến cùng lúc, tất cả kết dính với nhau nhờ một chất dính.Ngụy trang là hành vi (tập tính) của sinh vật nhằm trốn tránh khỏi khả năng quan sát của đối tượng khác bằng cách ẩn mình trong môi trường xung quanh. Tập tính này có thể giúp sinh vật trốn tránh kẻ thù hoặc dễ dàng hơn trong việc săn mồi.Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng; các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó.Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh; cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm.Chẳng hạn như con thằn lằn Anolis caroliensis với khả năng đổi màu da giống hệt môi trường xung quanh chính là minh họa cho sự tài tình của tập tính ngụy trang trong tự nhiên. Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn.Ở mỗi cặp động vật săn đuổi-trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau. Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.>>>Xem thêm video: Top 10 động vật đẹp nhất trên thế giới (Nguồn: News TV).
Ở khu vực phía đông châu Phi và châu Á, một loài côn trùng có cơ chế ngụy trang đặc biệt: Dùng xác của những con côn trùng khác để ngụy trang.
Với tên khoa học Acanthaspis petax, loài côn trùng này là bọ sát thủ - thuật ngữ dùng để chỉ hàng nghìn loài côn trùng có khả năng đâm con mồi rồi hút dịch.
Acanthaspis petax cũng làm được điều này, nhưng phương pháp săn mồi và tránh bị săn khiến nó trở nên nổi bật trong thế giới bọ sát thủ.
Các nhà nghiên cứu côn trùng cho biết, Acanthaspis petax có xu hướng di chuyển với một chiếc "ba lô" trên mình. Ba lô đôi khi làm từ thực vật, khi khác lại được tạo ra từ xác côn trùng rỗng. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó phục vụ một mục đích quan trọng cho Acanthaspis petax.
Ba lô thực vật hoặc côn trùng chết cũng có thể đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã khiến bọ Acanthaspis petax phải đối đầu với những kẻ săn mồi tiềm năng và nhận thấy rằng việc ngụy trang làm cho kẻ săn mồi bối rối.
Họ cũng lưu ý rằng con bọ có thể thả ba lô ra nếu bị đe dọa. Chiếc ba lô lúc này sẽ đóng vai trò đánh lạc hướng, giúp nó trốn thoát. Trong trường hợp đó, ba lô phục vụ mục đích tương tự đuôi thằn lằn, có thể tách rời để thằn lằn chạy khỏi những kẻ săn mồi.
Acanthaspis petax có thể mang theo 20 con kiến cùng lúc, tất cả kết dính với nhau nhờ một chất dính.
Ngụy trang là hành vi (tập tính) của sinh vật nhằm trốn tránh khỏi khả năng quan sát của đối tượng khác bằng cách ẩn mình trong môi trường xung quanh. Tập tính này có thể giúp sinh vật trốn tránh kẻ thù hoặc dễ dàng hơn trong việc săn mồi.
Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng; các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó.
Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh; cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm.
Chẳng hạn như con thằn lằn Anolis caroliensis với khả năng đổi màu da giống hệt môi trường xung quanh chính là minh họa cho sự tài tình của tập tính ngụy trang trong tự nhiên. Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn.
Ở mỗi cặp động vật săn đuổi-trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau. Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.
>>>Xem thêm video: Top 10 động vật đẹp nhất trên thế giới (Nguồn: News TV).