QR Code đang ngày càng thể hiện sự tiện lợi trong việc thanh toán điện tử, thanh toán phi tiền mặt.Tuy nhiên, công nghệ đang ngày càng len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, trong đó có đời sống tâm linh.Các đền thờ Thần đạo và chùa Phật giáo của Nhật Bản đang ngày càng phát triển không dùng tiền mặt khi thực hiện công đức.Theo đó, nhiều đền chùa cho phép du khách thay thế các lễ vật bằng đồng xu nhỏ chỉ bằng một cái vuốt nhanh trên điện thoại thông minh của họ với QR Code.Ngôi đền Ogon Shrine ở Takayama, một thành phố nơi người dân rất tôn trọng truyền thống đang sử dụng công nghệ QR Code để thực hiện việc công đức.Quay lại hàng thế trước, saisen (khoản công đức, đóng góp) thường được thực hiện bằng những bát gạo, song sau đó được thay thế bằng những món tiền nhỏ. Đến nay, trong thời kì hiện tại, saisen lại đang thực hiện một bước chuyển mình mới chỉ với một chạm trên điện thoại thông minh.QR Code rõ ràng rất tiện lợi trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên nhiều người lại chưa thể sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi này tại nơi tâm linh.Nhiều người nhận định, mua sắm và công dức là hai việc khác nhau, phi tiền mặt không mang lại cho chúng ta cảm giác linh thiêngMột mã QR Code được đặt tại hòm công đức. Người đến thực hành tôn giáo nhập số tiền đóng góp vào ứng dụng và nó được thực hiện bằng một đơn vị tiền điện tử do quỹ tín dụng địa phương phát hànhHồi tháng 6, đền Shinto bắt đầu triển khai nhận đóng góp phi tiền mặt. Trụ trì của một đền Shinto cho biết, việc này nhằm muốn bắt kịp với những thay đổi của xã hội. Số lượng người dùng hiện tại là một vài người một tháng nhưng hiện tại việc này lại rất phổ biến với người trẻ .Ở Shikoku, thậm chí ngôi đền Byodoji còn đang triển khai ba phương thức công đức qua di động từ thời điểm cuối năm 2018, bao gồm WeChat Pay, một phương thức thanh toán phổ biến ở Trung Quốc, để du khách nước ngoài cũng có thể công đức.Tại Nhật Bản, truyền thống chính là pháo đài bảo vệ Văn hoá. Trong khi một số người đánh giá cao sự tiện lợi của việc không phải đổi tiền, một số người lại nói rằng cách công đức này không thể hiện được tấm lòng của người đóng góp.Thậm chí, không ít người lo ngại những nhà vận hành thanh toán có thể theo dõi được việc đóng góp, công đức của mỗi cá nhân.
QR Code đang ngày càng thể hiện sự tiện lợi trong việc thanh toán điện tử, thanh toán phi tiền mặt.
Tuy nhiên, công nghệ đang ngày càng len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, trong đó có đời sống tâm linh.
Các đền thờ Thần đạo và chùa Phật giáo của Nhật Bản đang ngày càng phát triển không dùng tiền mặt khi thực hiện công đức.
Theo đó, nhiều đền chùa cho phép du khách thay thế các lễ vật bằng đồng xu nhỏ chỉ bằng một cái vuốt nhanh trên điện thoại thông minh của họ với QR Code.
Ngôi đền Ogon Shrine ở Takayama, một thành phố nơi người dân rất tôn trọng truyền thống đang sử dụng công nghệ QR Code để thực hiện việc công đức.
Quay lại hàng thế trước, saisen (khoản công đức, đóng góp) thường được thực hiện bằng những bát gạo, song sau đó được thay thế bằng những món tiền nhỏ. Đến nay, trong thời kì hiện tại, saisen lại đang thực hiện một bước chuyển mình mới chỉ với một chạm trên điện thoại thông minh.
QR Code rõ ràng rất tiện lợi trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên nhiều người lại chưa thể sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi này tại nơi tâm linh.
Nhiều người nhận định, mua sắm và công dức là hai việc khác nhau, phi tiền mặt không mang lại cho chúng ta cảm giác linh thiêng
Một mã QR Code được đặt tại hòm công đức. Người đến thực hành tôn giáo nhập số tiền đóng góp vào ứng dụng và nó được thực hiện bằng một đơn vị tiền điện tử do quỹ tín dụng địa phương phát hành
Hồi tháng 6, đền Shinto bắt đầu triển khai nhận đóng góp phi tiền mặt. Trụ trì của một đền Shinto cho biết, việc này nhằm muốn bắt kịp với những thay đổi của xã hội. Số lượng người dùng hiện tại là một vài người một tháng nhưng hiện tại việc này lại rất phổ biến với người trẻ .
Ở Shikoku, thậm chí ngôi đền Byodoji còn đang triển khai ba phương thức công đức qua di động từ thời điểm cuối năm 2018, bao gồm WeChat Pay, một phương thức thanh toán phổ biến ở Trung Quốc, để du khách nước ngoài cũng có thể công đức.
Tại Nhật Bản, truyền thống chính là pháo đài bảo vệ Văn hoá. Trong khi một số người đánh giá cao sự tiện lợi của việc không phải đổi tiền, một số người lại nói rằng cách công đức này không thể hiện được tấm lòng của người đóng góp.
Thậm chí, không ít người lo ngại những nhà vận hành thanh toán có thể theo dõi được việc đóng góp, công đức của mỗi cá nhân.