Với ngoại hình kỳ lạ, bất cứ ai cũng có thể bị loài mực quỷ (Vampire Squid) dọa đến mức "đứng hình". Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài như " quái vật", nó không gây hại cho con người.Sống ở độ sâu 1.000m dưới đáy biển, loài sinh vật này mang những đặc điểm lạ đến khó tin. Chúng trông vô cùng dữ dằn với đôi mắt hình cầu lớn.Đây là thành viên duy nhất của họ cephalopod, mang cả đặc tính của mực lẫn bạch tuộc còn sống sót. Mắt của chúng có màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào ánh sáng. Trên cơ thể mực "ma cà rồng" phủ rất nhiều chất tạo sáng (photophores), cho phép chúng phát quang hoặc biến thành vô hình trong vùng nước tối.Cá mập mang xếp có vẻ ngoài vô cùng dữ tợn trông như một con quái vật biển. Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố không liên tục trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.Sở hữu đặc điểm của loài cá mập nguyên thủy, chúng được coi là hóa thạch sống dưới đáy biển từ thời kỳ khủng long với chiều dài lên tới 2m, cơ thể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang.Nguồn gốc cái tên của loài cá mập trên xuất phát từ đặc điểm sắp xếp khác biệt của 300 chiếc răng, thứ giúp loài cá này có thể bắt mực và các loài cá khác một cách dễ dàng.Loài ốc sên đại dương được phát hiện ở Ấn Độ Dương sở hữu lớp giáp đặc biệt. Có lẽ môi trường khắc nghiệt dưới đáy biển sâu đã trang bị cho loài sinh vật này một vũ khí lợi hại phòng thân hoàn hảo. Đó chính là lớp vảy chứa các… hợp chất sắt.Cá mực vây lớn chỉ mới được phát hiện ra trong thế kỉ XXI ở phía ngoài khơi đảo Hawaii. Theo một số mô tả thì các xúc tu của loài cá mực vây lớn ước tính dài tới khoảng 5m và chúng cư trú ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy biển.Loài giun ống khổng lồ này có hình dạng giống… vỏ cây son, dài tới 2,4m với đường kính cơ thể 4cm. Chúng được phát hiện ở độ sâu hơn 1.500m tại những địa điểm khắc nghiệt nhất của đại dương: gần miệng núi lửa, hay những lỗ phun khí thải độc hại.Bọ chân khổng lồ (Giant Isopods) trông giống như một con côn trùng phóng to. Con vật này thuộc họ giáp xác (tựa như pha trộn giữa tôm và cua), có tên khoa học là Bathynomus giganteus, sống ở vùng nước sâu và lạnh ở Đại Tây Dương.Cá răng nanh (Fangtooth) còn được biết đến với cái tên Anoplogaster. Mặc dù trông như một con quỷ thực sự, cá răng nanh khá nhỏ, chỉ dài tối đa 16 cm. Thân hình ngắn ngủi, sẫm màu, đầu to, miệng rộng, đầu còn có nhiều lỗ rỗng, nhờn cách nhau bởi những gờ răng cưa.Cá rồng còn được gọi là cá rồng không vẩy, là loài cá dữ, săn mồi tàn bạo dưới đáy đại dương. Có tên khoa học là Grammatostomias flagellibarba, chúng có những chiếc răng sắc và quá lớn so với toàn thân. Kích thước chùng không lớn, khoảng 15 cm là cùng nhưng trông thật quái dị. Có nhiều loài cá rồng khác nhau nhưng hình dạng thì tương tự nhau.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Với ngoại hình kỳ lạ, bất cứ ai cũng có thể bị loài mực quỷ (Vampire Squid) dọa đến mức "đứng hình". Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài như " quái vật", nó không gây hại cho con người.
Sống ở độ sâu 1.000m dưới đáy biển, loài sinh vật này mang những đặc điểm lạ đến khó tin. Chúng trông vô cùng dữ dằn với đôi mắt hình cầu lớn.
Đây là thành viên duy nhất của họ cephalopod, mang cả đặc tính của mực lẫn bạch tuộc còn sống sót. Mắt của chúng có màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào ánh sáng. Trên cơ thể mực "ma cà rồng" phủ rất nhiều chất tạo sáng (photophores), cho phép chúng phát quang hoặc biến thành vô hình trong vùng nước tối.
Cá mập mang xếp có vẻ ngoài vô cùng dữ tợn trông như một con quái vật biển. Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố không liên tục trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Sở hữu đặc điểm của loài cá mập nguyên thủy, chúng được coi là hóa thạch sống dưới đáy biển từ thời kỳ khủng long với chiều dài lên tới 2m, cơ thể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang.
Nguồn gốc cái tên của loài cá mập trên xuất phát từ đặc điểm sắp xếp khác biệt của 300 chiếc răng, thứ giúp loài cá này có thể bắt mực và các loài cá khác một cách dễ dàng.
Loài ốc sên đại dương được phát hiện ở Ấn Độ Dương sở hữu lớp giáp đặc biệt. Có lẽ môi trường khắc nghiệt dưới đáy biển sâu đã trang bị cho loài sinh vật này một vũ khí lợi hại phòng thân hoàn hảo. Đó chính là lớp vảy chứa các… hợp chất sắt.
Cá mực vây lớn chỉ mới được phát hiện ra trong thế kỉ XXI ở phía ngoài khơi đảo Hawaii. Theo một số mô tả thì các xúc tu của loài cá mực vây lớn ước tính dài tới khoảng 5m và chúng cư trú ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy biển.
Loài giun ống khổng lồ này có hình dạng giống… vỏ cây son, dài tới 2,4m với đường kính cơ thể 4cm. Chúng được phát hiện ở độ sâu hơn 1.500m tại những địa điểm khắc nghiệt nhất của đại dương: gần miệng núi lửa, hay những lỗ phun khí thải độc hại.
Bọ chân khổng lồ (Giant Isopods) trông giống như một con côn trùng phóng to. Con vật này thuộc họ giáp xác (tựa như pha trộn giữa tôm và cua), có tên khoa học là Bathynomus giganteus, sống ở vùng nước sâu và lạnh ở Đại Tây Dương.
Cá răng nanh (Fangtooth) còn được biết đến với cái tên Anoplogaster. Mặc dù trông như một con quỷ thực sự, cá răng nanh khá nhỏ, chỉ dài tối đa 16 cm. Thân hình ngắn ngủi, sẫm màu, đầu to, miệng rộng, đầu còn có nhiều lỗ rỗng, nhờn cách nhau bởi những gờ răng cưa.
Cá rồng còn được gọi là cá rồng không vẩy, là loài cá dữ, săn mồi tàn bạo dưới đáy đại dương. Có tên khoa học là Grammatostomias flagellibarba, chúng có những chiếc răng sắc và quá lớn so với toàn thân. Kích thước chùng không lớn, khoảng 15 cm là cùng nhưng trông thật quái dị. Có nhiều loài cá rồng khác nhau nhưng hình dạng thì tương tự nhau.