Trong nhiều thế kỷ nay, tại vùng cửa sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo mỗi năm có khoảng 160 đêm bị sét đánh, 10 giờ một ngày. Mỗi giờ sét đánh 280 lần, mỗi phút khoảng 40 lần, tương ứng với khoảng 1,2 triệu lần sét đánh trong năm. Điều kỳ lạ nhất là hiện tượng này chỉ xảy ra ở một địa điểm duy nhất."Sông lửa trên bầu trời", "dòng sông hứng lửa từ trời" hay "Relámpago del Catatumbo" hoặc "Rib a-ba" là những biệt danh mà người dân địa phương dùng để nói về hồ Maracaibo. Chính vì chỉ đánh ở một địa điểm duy nhất, nên những tia sét ở hồ Maracaibo còn được xem là ngọn hải đăng tự nhiên trong suốt 1500 năm qua.Người bản địa xem những tia sét này là niềm tự hào của mình, là một lá bùa hộ mệnh thiêng liêng. Năm 1595 chính sét đánh liên tục đã ngăn cản chiến thuyền Anh do Francis Drako định tấn công vào vùng hồ. Ngày 24-7-1823 ánh sáng do các tia chớp trên bầu trời đã giúp đô đốc José Prudencio Padilla dẫn đường cho chiến thuyền của mình đánh tan hạm đội Tây Ban Nha buộc vua Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Venezuela.Mật độ sét dày đặc còn góp phần tái tạo tầng ôzôn của trái đất, góp phần bảo vệ môi trường. Phóng điện do sét cũng là nguồn phân đạm trời cho làm mùa màng tươi tốt.Có thể giải thích nguồn gốc sét với mật độ dày đặc khác thường ở đây do hồ Maracaibo có diện tích lớn, nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều ngày có độ ẩm tới 100%. Nó lại nằm ở vung xích đạo vĩ độ 90 Bắc nên lượng nước bốc hơi rất lớn, thêm vào đó việc tiếp giáp dải núi Andes với đỉnh Perijá cao 3750m tạo nên các luồng gió lạnh mạnh thường xuyên thổi xuống nên phía trên hồ, vùng cửa sông Catatumbo thường xuyên tạo nên khối mây giông dày đặc, sinh ra sét quanh năm.Một phút bình yên hiếm hoi của hồ Maracaibo.
Trong nhiều thế kỷ nay, tại vùng cửa sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo mỗi năm có khoảng 160 đêm bị sét đánh, 10 giờ một ngày. Mỗi giờ sét đánh 280 lần, mỗi phút khoảng 40 lần, tương ứng với khoảng 1,2 triệu lần sét đánh trong năm. Điều kỳ lạ nhất là hiện tượng này chỉ xảy ra ở một địa điểm duy nhất.
"Sông lửa trên bầu trời", "dòng sông hứng lửa từ trời" hay "Relámpago del Catatumbo" hoặc "Rib a-ba" là những biệt danh mà người dân địa phương dùng để nói về hồ Maracaibo. Chính vì chỉ đánh ở một địa điểm duy nhất, nên những tia sét ở hồ Maracaibo còn được xem là ngọn hải đăng tự nhiên trong suốt 1500 năm qua.
Người bản địa xem những tia sét này là niềm tự hào của mình, là một lá bùa hộ mệnh thiêng liêng. Năm 1595 chính sét đánh liên tục đã ngăn cản chiến thuyền Anh do Francis Drako định tấn công vào vùng hồ. Ngày 24-7-1823 ánh sáng do các tia chớp trên bầu trời đã giúp đô đốc José Prudencio Padilla dẫn đường cho chiến thuyền của mình đánh tan hạm đội Tây Ban Nha buộc vua Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Venezuela.
Mật độ sét dày đặc còn góp phần tái tạo tầng ôzôn của trái đất, góp phần bảo vệ môi trường. Phóng điện do sét cũng là nguồn phân đạm trời cho làm mùa màng tươi tốt.
Có thể giải thích nguồn gốc sét với mật độ dày đặc khác thường ở đây do hồ Maracaibo có diện tích lớn, nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều ngày có độ ẩm tới 100%. Nó lại nằm ở vung xích đạo vĩ độ 90 Bắc nên lượng nước bốc hơi rất lớn, thêm vào đó việc tiếp giáp dải núi Andes với đỉnh Perijá cao 3750m tạo nên các luồng gió lạnh mạnh thường xuyên thổi xuống nên phía trên hồ, vùng cửa sông Catatumbo thường xuyên tạo nên khối mây giông dày đặc, sinh ra sét quanh năm.
Một phút bình yên hiếm hoi của hồ Maracaibo.