Koh-i-Noor (trong tiếng Ba Tư có nghĩa "Núi ánh sáng") là tên viên kim cương nổi tiếng thế giới. Nó từng là viên kim cương lớn nhất thế giới khi nặng đến 793 carat. Tuy nhiên, tới năm 1852, viên kim cương Koh-i-Noor được cắt gọt lại nên chỉ còn 105,6 carat.Một số sử gia nhận định viên kim cương Koh-i-Noor có tuổi đời hơn 5.000 tuổi. Nó được phát hiện lần đầu dưới vương triều Mughal, tại khu vực Kollur, thuộc Vương quốc Kakatiya (Ấn Độ).Kể từ đó, viên kim cương qua tay nhiều chủ nhân thuộc các vương triều như: Kakatiyas, Rajputs, Mughal, Afsharid, các đế chế Durrani, Sikh và Vương quốc Anh.Bên cạnh trọng lượng "khủng", viên kim cương Koh-i-Noor được nhiều người biết đến khi được cho là mang lời nguyền chết chóc rùng rợn. Một văn bản tiếng Hindu từng đề cập đến lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng sẽ nếm tất cả bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời, hoặc một người phụ nữ, có thể sở hữu nó mà không bị trừng phạt”.Một số người cho rằng, lời nguyền trên đã ứng nghiệm khi một số nam giới sở hữu viên kim cương quý giá trên gặp chuyện xui xẻo, thậm chí là mất mạng.Điển hình là việc nhà vua Humayun (sống vào thế kỷ 18) từng sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor thường xuyên gặp những chuyện xui xẻo. Về sau, Sher Shah Suri - nhà vua Ấn Độ trở thành chủ nhân của viên kim cương Koh-i-Noor. Ông bị chết cháy vì pháo nổ khiến nhiều người ám ảnh.Shah Jahan trở thành người kế vị ngai vàng sau khi Sher Shah Suri chết. Khi trở thành người đứng đầu đất nước, tân vương này đã lấy viên kim cương Koh-i-Noor từ kho báu của hoàng gia để suốt ngày ngắm nhìn. Không lâu sau, Vua Shah Jahan bị con trai lật đổ khỏi ngai vàng.Một thời gian sau, viên kim cương được dâng lên Nữ hoàng Victoria vào năm 1849 sau khi có Hiệp ước về việc sáp nhập Punjab vào Anh.Khi sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor được cho mang nhiều tai ương, chết chóc, người đứng đầu Hoàng gia Anh quyết định trao bảo bối này cho vợ của người thừa kế ngai vàng Anh. Truyền thống này được duy trì từ thời Nữ hoàng Victoria.Kể từ đó, lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor chấm dứt. Không còn người đàn ông nào phải chịu bất hạnh, xui xẻo vì sở hữu viên kim cương bị nguyền rủa.Mời độc giả xem video: Tìm thấy viên kim cương lớn thứ 29 trên thế giới. Nguồn: THDT.
Koh-i-Noor (trong tiếng Ba Tư có nghĩa "Núi ánh sáng") là tên viên kim cương nổi tiếng thế giới. Nó từng là viên kim cương lớn nhất thế giới khi nặng đến 793 carat. Tuy nhiên, tới năm 1852, viên kim cương Koh-i-Noor được cắt gọt lại nên chỉ còn 105,6 carat.
Một số sử gia nhận định viên kim cương Koh-i-Noor có tuổi đời hơn 5.000 tuổi. Nó được phát hiện lần đầu dưới vương triều Mughal, tại khu vực Kollur, thuộc Vương quốc Kakatiya (Ấn Độ).
Kể từ đó, viên kim cương qua tay nhiều chủ nhân thuộc các vương triều như: Kakatiyas, Rajputs, Mughal, Afsharid, các đế chế Durrani, Sikh và Vương quốc Anh.
Bên cạnh trọng lượng "khủng", viên kim cương Koh-i-Noor được nhiều người biết đến khi được cho là mang lời nguyền chết chóc rùng rợn. Một văn bản tiếng Hindu từng đề cập đến lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng sẽ nếm tất cả bất hạnh của nó. Chỉ có Chúa trời, hoặc một người phụ nữ, có thể sở hữu nó mà không bị trừng phạt”.
Một số người cho rằng, lời nguyền trên đã ứng nghiệm khi một số nam giới sở hữu viên kim cương quý giá trên gặp chuyện xui xẻo, thậm chí là mất mạng.
Điển hình là việc nhà vua Humayun (sống vào thế kỷ 18) từng sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor thường xuyên gặp những chuyện xui xẻo. Về sau, Sher Shah Suri - nhà vua Ấn Độ trở thành chủ nhân của viên kim cương Koh-i-Noor. Ông bị chết cháy vì pháo nổ khiến nhiều người ám ảnh.
Shah Jahan trở thành người kế vị ngai vàng sau khi Sher Shah Suri chết. Khi trở thành người đứng đầu đất nước, tân vương này đã lấy viên kim cương Koh-i-Noor từ kho báu của hoàng gia để suốt ngày ngắm nhìn. Không lâu sau, Vua Shah Jahan bị con trai lật đổ khỏi ngai vàng.
Một thời gian sau, viên kim cương được dâng lên Nữ hoàng Victoria vào năm 1849 sau khi có Hiệp ước về việc sáp nhập Punjab vào Anh.
Khi sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor được cho mang nhiều tai ương, chết chóc, người đứng đầu Hoàng gia Anh quyết định trao bảo bối này cho vợ của người thừa kế ngai vàng Anh. Truyền thống này được duy trì từ thời Nữ hoàng Victoria.
Kể từ đó, lời nguyền viên kim cương Koh-i-Noor chấm dứt. Không còn người đàn ông nào phải chịu bất hạnh, xui xẻo vì sở hữu viên kim cương bị nguyền rủa.
Mời độc giả xem video: Tìm thấy viên kim cương lớn thứ 29 trên thế giới. Nguồn: THDT.