Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hệ vi sinh vật đường ruột của 160 cụ già, trung bình là 107 tuổi. Sau đó so sánh với 112 người từ 85 đến 89 tuổi và 47 người từ 21 đến 55 tuổi.Kết quả cho thấy, những người sống trăm tuổi có một "dấu hiệu" khác biệt của vi khuẩn đường ruột mà không thấy ở hai nhóm tuổi còn lại. Ví dụ, một số loài vi khuẩn nhất định được làm giàu hoặc cạn kiệt ở người sống trăm tuổi so với hai nhóm còn lại.Họ tiếp tục phân tích các chất chuyển hóa trong ruột (sản phẩm của quá trình trao đổi chất) ở cả ba nhóm và phát hiện ra rằng những người sống trăm tuổi có hàm lượng axit mật thứ cấp cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại.Mật là chất lỏng màu vàng xanh do gan tạo ra và được lưu trữ trong túi mật. Axit mật là các hợp chất trong mật hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là chất béo.Sau khi gan sản xuất axit mật, chúng được giải phóng vào ruột, nơi vi khuẩn biến đổi chúng về mặt hóa học thành axit mật thứ cấp. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mức độ đặc biệt cao của một loại axit mật thứ cấp được gọi là axit isoallolithocholic (isoalloLCA) ở người sống trăm tuổi.isoalloLCA được phát hiện có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có nghĩa là nó có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn "xấu" trong ruột. IsoalloLCA cũng ức chế sự phát triển của cầu khuẩn ruột kháng vancomycin, một loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được biết là gây nhiễm trùng trong bệnh viện.Nếu những vi khuẩn sản xuất axit mật này góp phần làm cho đường ruột khỏe mạnh, thì một ngày nào đó chúng có thể được sử dụng như một chế phẩm sinh học để cải thiện sức khỏe con người.Những vi khuẩn này có vẻ an toàn, vì chúng không tạo ra độc tố hoặc chứa các gene kháng thuốc kháng sinh. Có thể nói "axit mật thứ cấp" có thể góp phần làm cho đường ruột khỏe mạnh và do đó có ảnh hưởng tới quá trình lão hóa đặc biệt.Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để biết liệu những vi khuẩn này có thúc đẩy tuổi thọ đặc biệt dài hay không. Honda cho biết: “Mặc dù có thể gợi ý rằng những vi khuẩn sản xuất axit mật này có thể góp phần kéo dài tuổi thọ, nhưng chúng tôi không có bất kỳ dữ liệu nào cho thấy mối quan hệ nhân - quả giữa chúng”.Tuy chưa biết bằng cách nào mà những người trăm tuổi có được những vi khuẩn có lợi này, nhưng có thể di truyền và chế độ ăn uống đều có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của con người.Vi khuẩn đường ruột bao gồm hàng ngàn loại khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số loại vi khuẩn được công nhận là lợi khuẩn. Nhóm lợi khuẩn đường ruột có tác dụng chính là kích thích hệ miễn dịch, tổng hợp các vitamin đồng thời tham gia vào hoạt động chuyển hóa dinh dưỡng.Vai trò của hệ vi khuẩn ở đường ruột tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa. Ở mỗi cơ thể người sẽ có thảm vi sinh vật đặc trưng riêng, trong đó số lượng vi sinh vật ở ruột non rất ít, càng xuống hệ tiêu hóa dưới số lượng vi khuẩn càng tăng.Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hệ vi sinh vật đường ruột của 160 cụ già, trung bình là 107 tuổi. Sau đó so sánh với 112 người từ 85 đến 89 tuổi và 47 người từ 21 đến 55 tuổi.
Kết quả cho thấy, những người sống trăm tuổi có một "dấu hiệu" khác biệt của vi khuẩn đường ruột mà không thấy ở hai nhóm tuổi còn lại. Ví dụ, một số loài vi khuẩn nhất định được làm giàu hoặc cạn kiệt ở người sống trăm tuổi so với hai nhóm còn lại.
Họ tiếp tục phân tích các chất chuyển hóa trong ruột (sản phẩm của quá trình trao đổi chất) ở cả ba nhóm và phát hiện ra rằng những người sống trăm tuổi có hàm lượng axit mật thứ cấp cao hơn đáng kể so với hai nhóm còn lại.
Mật là chất lỏng màu vàng xanh do gan tạo ra và được lưu trữ trong túi mật. Axit mật là các hợp chất trong mật hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là chất béo.
Sau khi gan sản xuất axit mật, chúng được giải phóng vào ruột, nơi vi khuẩn biến đổi chúng về mặt hóa học thành axit mật thứ cấp. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mức độ đặc biệt cao của một loại axit mật thứ cấp được gọi là axit isoallolithocholic (isoalloLCA) ở người sống trăm tuổi.
isoalloLCA được phát hiện có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có nghĩa là nó có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn "xấu" trong ruột. IsoalloLCA cũng ức chế sự phát triển của cầu khuẩn ruột kháng vancomycin, một loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được biết là gây nhiễm trùng trong bệnh viện.
Nếu những vi khuẩn sản xuất axit mật này góp phần làm cho đường ruột khỏe mạnh, thì một ngày nào đó chúng có thể được sử dụng như một chế phẩm sinh học để cải thiện sức khỏe con người.
Những vi khuẩn này có vẻ an toàn, vì chúng không tạo ra độc tố hoặc chứa các gene kháng thuốc kháng sinh. Có thể nói "axit mật thứ cấp" có thể góp phần làm cho đường ruột khỏe mạnh và do đó có ảnh hưởng tới quá trình lão hóa đặc biệt.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để biết liệu những vi khuẩn này có thúc đẩy tuổi thọ đặc biệt dài hay không. Honda cho biết: “Mặc dù có thể gợi ý rằng những vi khuẩn sản xuất axit mật này có thể góp phần kéo dài tuổi thọ, nhưng chúng tôi không có bất kỳ dữ liệu nào cho thấy mối quan hệ nhân - quả giữa chúng”.
Tuy chưa biết bằng cách nào mà những người trăm tuổi có được những vi khuẩn có lợi này, nhưng có thể di truyền và chế độ ăn uống đều có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của con người.
Vi khuẩn đường ruột bao gồm hàng ngàn loại khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số loại vi khuẩn được công nhận là lợi khuẩn. Nhóm lợi khuẩn đường ruột có tác dụng chính là kích thích hệ miễn dịch, tổng hợp các vitamin đồng thời tham gia vào hoạt động chuyển hóa dinh dưỡng.
Vai trò của hệ vi khuẩn ở đường ruột tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa. Ở mỗi cơ thể người sẽ có thảm vi sinh vật đặc trưng riêng, trong đó số lượng vi sinh vật ở ruột non rất ít, càng xuống hệ tiêu hóa dưới số lượng vi khuẩn càng tăng.