Mới đây, các nhà cổ sinh vật học ở Argentina đã phát hiện ra phần còn lại hóa thạch của một con khủng long cổ dài khổng lồ dài khoảng 30 mét sống cách đây khoảng 90 triệu năm.Tuy nhiên việc nghiên cứu con khủng long khổng lồ này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hóa thạch của nó - thuộc loài lớn nhất trong số các loài khủng long cổ dài - nặng đến mức đã gây ra một vụ tai nạn giao thông khi các nhà nghiên cứu đang vận chuyển xương của nó đến Buenos Aires, Argentina để nghiên cứu.Fernando Novas, tác giả chính của nghiên cứu, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia, Buenos Aires cho biết: "Trọng lượng khủng của nó làm phương tiện mất ổn định và gây ra tai nạn. May mắn là không có ai bị thương nặng và hóa thạch khủng long cũng không bị hư hại. Ngược lại, chúng còn làm gãy lớp nhựa đường".Tai nạn đó đã giúp truyền cảm hứng cho tên khoa học của loài khủng long này: Chucarosaurus diripienda. Trong ngôn ngữ Quechua bản địa của vùng, "Chucaro" có nghĩa là "động vật cứng rắn và bất khuất", trong khi trong tiếng Latinh "diripienda" có nghĩa là "tranh giành".Vào năm 2018, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch của C. diripienda nằm rải rác và bị chôn vùi một nửa trên những ngọn đồi của thảo nguyên Patagonia ở tỉnh Río Negro, Argentina.Hóa thạch bao gồm bảy xương khác nhau: từ chi trước của nó (bao gồm xương cánh tay, xương bán kính, xương bàn chân), xương hông (ischium) và chi sau (xương đùi, xương chày và xương mác).Novas nói: “Xương của chúng nặng đến mức nhiều người phải cùng nhau hợp sức di chuyển từng cm một".Novas cũng cho biết, trong suốt thời gian sống ở giữa kỷ Phấn trắng, C. diripienda nặng từ 30 đến 40 tấn. "Tuy nhiên, nó không phải loài khủng long lớn nhất và khổng lồ nhất, có loài khủng long thậm chí còn lớn hơn chẳng hạn như Patagotitan, Argentinosaurus hay Notocolossus, nặng từ 63 đến 70 tấn".Trong khi đó, loài khủng long dài nhất được ghi nhận có khả năng là Supersaurus, sống cách đây khoảng 150 triệu năm ở khu vực ngày nay là miền Tây nước Mỹ và có khả năng vượt quá 39 mét.C. diripiend đã sử dụng chiều dài của mình để làm lợi thế. "Chiếc cổ dài cho phép nó ăn lá trên ngọn cây và chiếc đuôi dài của nó là vũ khí hiệu quả chống lại các cuộc tấn công của những con khủng long ăn thịt lớn ẩn nấp trong môi trường", Novas chia sẻ.Mời quý độc giả xem video: Ngắm loài chim duy nhất có móng vuốt ở cánh ngỡ "khủng long". Nguồn: Kienthucnet.
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học ở Argentina đã phát hiện ra phần còn lại hóa thạch của một con khủng long cổ dài khổng lồ dài khoảng 30 mét sống cách đây khoảng 90 triệu năm.
Tuy nhiên việc nghiên cứu con khủng long khổng lồ này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hóa thạch của nó - thuộc loài lớn nhất trong số các loài khủng long cổ dài - nặng đến mức đã gây ra một vụ tai nạn giao thông khi các nhà nghiên cứu đang vận chuyển xương của nó đến Buenos Aires, Argentina để nghiên cứu.
Fernando Novas, tác giả chính của nghiên cứu, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia, Buenos Aires cho biết: "Trọng lượng khủng của nó làm phương tiện mất ổn định và gây ra tai nạn. May mắn là không có ai bị thương nặng và hóa thạch khủng long cũng không bị hư hại. Ngược lại, chúng còn làm gãy lớp nhựa đường".
Tai nạn đó đã giúp truyền cảm hứng cho tên khoa học của loài khủng long này: Chucarosaurus diripienda. Trong ngôn ngữ Quechua bản địa của vùng, "Chucaro" có nghĩa là "động vật cứng rắn và bất khuất", trong khi trong tiếng Latinh "diripienda" có nghĩa là "tranh giành".
Vào năm 2018, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch của C. diripienda nằm rải rác và bị chôn vùi một nửa trên những ngọn đồi của thảo nguyên Patagonia ở tỉnh Río Negro, Argentina.
Hóa thạch bao gồm bảy xương khác nhau: từ chi trước của nó (bao gồm xương cánh tay, xương bán kính, xương bàn chân), xương hông (ischium) và chi sau (xương đùi, xương chày và xương mác).
Novas nói: “Xương của chúng nặng đến mức nhiều người phải cùng nhau hợp sức di chuyển từng cm một".
Novas cũng cho biết, trong suốt thời gian sống ở giữa kỷ Phấn trắng, C. diripienda nặng từ 30 đến 40 tấn. "Tuy nhiên, nó không phải loài khủng long lớn nhất và khổng lồ nhất, có loài khủng long thậm chí còn lớn hơn chẳng hạn như Patagotitan, Argentinosaurus hay Notocolossus, nặng từ 63 đến 70 tấn".
Trong khi đó, loài khủng long dài nhất được ghi nhận có khả năng là Supersaurus, sống cách đây khoảng 150 triệu năm ở khu vực ngày nay là miền Tây nước Mỹ và có khả năng vượt quá 39 mét.
C. diripiend đã sử dụng chiều dài của mình để làm lợi thế. "Chiếc cổ dài cho phép nó ăn lá trên ngọn cây và chiếc đuôi dài của nó là vũ khí hiệu quả chống lại các cuộc tấn công của những con khủng long ăn thịt lớn ẩn nấp trong môi trường", Novas chia sẻ.
Mời quý độc giả xem video: Ngắm loài chim duy nhất có móng vuốt ở cánh ngỡ "khủng long". Nguồn: Kienthucnet.