Bức ảnh loài cá đi bằng tay dưới đáy biển do nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Remy chụp tại vùng biển Derwent, ngoài khơi bang Tasmania của Australia.Nhiếp ảnh gia Remy đã ghi lại được cận cảnh khoảnh khắc con cá tay dùng vây ngực trông giống như tay di chuyển dưới đáy biển.Cá tay đang nằm trong danh sách bị đe dọa, với khoảng 3.000 cá thể được tìm thấy trong tự nhiên.Ô nhiễm môi trường, đô thị hóa là những đe dọa chính với sự tồn tại của cá tay.Hơn nữa, phương pháp di chuyển như đi bộ của loài này, thay vì bơi như các loài cá khác, khiến chúng khó tận dụng dòng hải lưu để di chuyển tới những vùng biển khác trong trường hợp môi trường sống hiện tại bị ô nhiễm.Gần đây, một con cá tay hồng "đi bộ" cực quý hiếm vốn là động vật bản địa ở Australia lần đầu được phát hiện 22 năm trước ở vùng biển ngoài khơi Tasmania. Đó là thời điểm năm 1999, một thợ lặn khẳng định đã nhìn thấy cá thể này. Đây vốn là loài cá quý hiếm nhất thế giới, mới chỉ được nhìn thấy 4 lần khác.Lo ngại cho sự tồn tại của chúng, giới chức Australia đã xếp loài này vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng.Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu Australia cho biết họ đã thấy nó một lần nữa sau khi kiểm tra đoạn video ghi hình dưới đáy biển sâu thực hiện đầu năm nay tại một công viên hải dương.Hình ảnh từ video cho thấy loài cá này ở vùng nước sâu và rộng hơn so với những vùng nước trước kia nó sinh sống.Trước đó, nhóm nghiên cứu từng nghĩ cá tay hồng "đi bộ" vốn sống ở vùng nước nông trong các vịnh. Nhưng hiện nó đã xuất hiện ở độ sâu 150 m ngoài khơi bờ biển phía nam hoang dã của Tasmania.Phó giáo sư tại Đại học Tasmania, nhà sinh vật biển, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, ông Neville Barrett cho biết: "Đây là một khám phá thú vị và mang lại hi vọng cho sự tồn tại của loài cá tay hồng. Rõ ràng chúng có môi trường sống và sự phân bố rộng hơn so với suy nghĩ trước kia".>>>Xem thêm video: Kinh ngạc về sự trùng khớp giữa gen người và động vật. Nguồn: Kienthucnet.
Bức ảnh loài cá đi bằng tay dưới đáy biển do nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Remy chụp tại vùng biển Derwent, ngoài khơi bang Tasmania của Australia.
Nhiếp ảnh gia Remy đã ghi lại được cận cảnh khoảnh khắc con cá tay dùng vây ngực trông giống như tay di chuyển dưới đáy biển.
Cá tay đang nằm trong danh sách bị đe dọa, với khoảng 3.000 cá thể được tìm thấy trong tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường, đô thị hóa là những đe dọa chính với sự tồn tại của cá tay.
Hơn nữa, phương pháp di chuyển như đi bộ của loài này, thay vì bơi như các loài cá khác, khiến chúng khó tận dụng dòng hải lưu để di chuyển tới những vùng biển khác trong trường hợp môi trường sống hiện tại bị ô nhiễm.
Gần đây, một con cá tay hồng "đi bộ" cực quý hiếm vốn là động vật bản địa ở Australia lần đầu được phát hiện 22 năm trước ở vùng biển ngoài khơi Tasmania. Đó là thời điểm năm 1999, một thợ lặn khẳng định đã nhìn thấy cá thể này. Đây vốn là loài cá quý hiếm nhất thế giới, mới chỉ được nhìn thấy 4 lần khác.
Lo ngại cho sự tồn tại của chúng, giới chức Australia đã xếp loài này vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng.
Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu Australia cho biết họ đã thấy nó một lần nữa sau khi kiểm tra đoạn video ghi hình dưới đáy biển sâu thực hiện đầu năm nay tại một công viên hải dương.
Hình ảnh từ video cho thấy loài cá này ở vùng nước sâu và rộng hơn so với những vùng nước trước kia nó sinh sống.
Trước đó, nhóm nghiên cứu từng nghĩ cá tay hồng "đi bộ" vốn sống ở vùng nước nông trong các vịnh. Nhưng hiện nó đã xuất hiện ở độ sâu 150 m ngoài khơi bờ biển phía nam hoang dã của Tasmania.
Phó giáo sư tại Đại học Tasmania, nhà sinh vật biển, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, ông Neville Barrett cho biết: "Đây là một khám phá thú vị và mang lại hi vọng cho sự tồn tại của loài cá tay hồng. Rõ ràng chúng có môi trường sống và sự phân bố rộng hơn so với suy nghĩ trước kia".
>>>Xem thêm video: Kinh ngạc về sự trùng khớp giữa gen người và động vật. Nguồn: Kienthucnet.