Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hiện là trang trại rắn lớn nhất ở Việt Nam nuôi hơn 400 loài rắn các loại từ cực độc đến hiền lành. Rắn được nuôi trong trang trại rộng hơn 12 ha chủ yếu để lấy nọc phục vụ nhu cầu điều trị trong nước và xuất khẩu với hơn 50 loài rắn độc khác nhau.Trong đó có những loài cực độc và quý hiếm như hổ mang chúa - được xem như "con cưng" của trại. Hổ mang chúa (rắn hổ mây) được xem là loài rắn độc lớn nhất thế giới, có thể dài đến 5 m và nặng gần 20 kg và cho nọc cực độc.Một tiêu bản hổ mang chúa được xem là ''công thần'' của trại được đặt ở vị trí trang trọng trong bảo tàng, nó sống tới 18 năm, dài 4,3m và nặng hơn 20kg. Trong suốt 18 năm được nuôi, rắn hổ mang chúa này cho kỷ lục với 72 lần với 72 ml nọc độc.Nọc độc của hổ mang chúa có thể gây liệt và tử vong rất nhanh, với trung bình mỗi 1 mg có thể giết chết 160 người. Hiện trại rắn Đồng Tâm nuôi hàng chục cá thể rắn hổ mang chúa để bảo tồn, nghiên cứu và điều chế huyết thanh trị rắn cắn.Một trong những loài rắn cực độc khác được nuôi tại Việt Nam là hổ mang, hay còn gọi là hổ đất, hổ mang bành... thường được tìm thấy ở miền Tây.Loài rắn này cực kỳ hung dữ và dễ bị kích động, tấn công cả con người lẫn các loài động vật lớn.Trại Đồng Tâm cũng là nơi nuôi dưỡng và phát triển rắn hổ mèo hay còn được gọi là hổ mang Đông Dương. Môi trường sống của nó bao gồm vùng đồng bằng, đồi núi, đồng bằng, và đất trồng cây hay rừng rậm và đôi khi lạc vào các khu dân cư để kiếm ăn.Giống như hầu hết rắn hổ phun nọc khác, vết cắn của loài rắn này có khả năng gây tử vong cho một người trưởng thành. Thậm chí nếu nhiễm độc vào mắt mà không được sơ cứu kịp thời sẽ mù vĩnh viễn chỉ sau vài giờ.Bộ đôi rắn cạp nong - rắn cạp nia quý hiếm hiện cũng đang được nuôi dưỡng và trưng bày tại khu nuôi rắn độc, trại rắn Đồng Tâm. Loài rắn này sinh sống chủ yếu ở vùng gần đồi núi hoặc các đồng lúa, khá gần con người.Trong khi rắn lục đuôi đỏ cũng là nỗi khiếp sợ của người dân các tỉnh miền Trung khi chỉ trong vài năm đã có hàng trăm người bị loài rắn độc này lẻn vào gần khu dân cư tấn công.Tại trại rắn Đồng Tâm, hàng trăm rắn lục đuôi đỏ đang được nuôi dưỡng để sản xuất huyết thanh và làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.Tại Việt Nam, loài rắn biển hay đẻn biển chủ yếu phân bố từ vùng biển miền Trung và miền Bắc. Hiện loài rắn độc này đang được nuôi dưỡng và trưng bày tại trại Đồng Tâm.Ngoài những loài rắn cực độc đang xuất hiện tại Việt Nam, trại Đồng Tâm còn nuôi rất nhiều loài rắn khác hiền lành ''thả tự do'' trên các cây xanh như rắn ráo, lục đầu kim, bông súng...Một số loài rắn ưa sống nơi ẩm ướt, nhiều nước như rắn ri cá, rắn nước, rắn gáo…Trại rắn Đồng Tâm nơi lưu giữ hàng ngàn cá thể rắn quý hiếm có 1 không 2 ở Việt nam. Nguồn: THTG
Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hiện là trang trại rắn lớn nhất ở Việt Nam nuôi hơn 400 loài rắn các loại từ cực độc đến hiền lành. Rắn được nuôi trong trang trại rộng hơn 12 ha chủ yếu để lấy nọc phục vụ nhu cầu điều trị trong nước và xuất khẩu với hơn 50 loài rắn độc khác nhau.
Trong đó có những loài cực độc và quý hiếm như hổ mang chúa - được xem như "con cưng" của trại. Hổ mang chúa (rắn hổ mây) được xem là loài rắn độc lớn nhất thế giới, có thể dài đến 5 m và nặng gần 20 kg và cho nọc cực độc.
Một tiêu bản hổ mang chúa được xem là ''công thần'' của trại được đặt ở vị trí trang trọng trong bảo tàng, nó sống tới 18 năm, dài 4,3m và nặng hơn 20kg. Trong suốt 18 năm được nuôi, rắn hổ mang chúa này cho kỷ lục với 72 lần với 72 ml nọc độc.
Nọc độc của hổ mang chúa có thể gây liệt và tử vong rất nhanh, với trung bình mỗi 1 mg có thể giết chết 160 người. Hiện trại rắn Đồng Tâm nuôi hàng chục cá thể rắn hổ mang chúa để bảo tồn, nghiên cứu và điều chế huyết thanh trị rắn cắn.
Một trong những loài rắn cực độc khác được nuôi tại Việt Nam là hổ mang, hay còn gọi là hổ đất, hổ mang bành... thường được tìm thấy ở miền Tây.
Loài rắn này cực kỳ hung dữ và dễ bị kích động, tấn công cả con người lẫn các loài động vật lớn.
Trại Đồng Tâm cũng là nơi nuôi dưỡng và phát triển rắn hổ mèo hay còn được gọi là hổ mang Đông Dương. Môi trường sống của nó bao gồm vùng đồng bằng, đồi núi, đồng bằng, và đất trồng cây hay rừng rậm và đôi khi lạc vào các khu dân cư để kiếm ăn.
Giống như hầu hết rắn hổ phun nọc khác, vết cắn của loài rắn này có khả năng gây tử vong cho một người trưởng thành. Thậm chí nếu nhiễm độc vào mắt mà không được sơ cứu kịp thời sẽ mù vĩnh viễn chỉ sau vài giờ.
Bộ đôi rắn cạp nong - rắn cạp nia quý hiếm hiện cũng đang được nuôi dưỡng và trưng bày tại khu nuôi rắn độc, trại rắn Đồng Tâm. Loài rắn này sinh sống chủ yếu ở vùng gần đồi núi hoặc các đồng lúa, khá gần con người.
Trong khi rắn lục đuôi đỏ cũng là nỗi khiếp sợ của người dân các tỉnh miền Trung khi chỉ trong vài năm đã có hàng trăm người bị loài rắn độc này lẻn vào gần khu dân cư tấn công.
Tại trại rắn Đồng Tâm, hàng trăm rắn lục đuôi đỏ đang được nuôi dưỡng để sản xuất huyết thanh và làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.
Tại Việt Nam, loài rắn biển hay đẻn biển chủ yếu phân bố từ vùng biển miền Trung và miền Bắc. Hiện loài rắn độc này đang được nuôi dưỡng và trưng bày tại trại Đồng Tâm.
Ngoài những loài rắn cực độc đang xuất hiện tại Việt Nam, trại Đồng Tâm còn nuôi rất nhiều loài rắn khác hiền lành ''thả tự do'' trên các cây xanh như rắn ráo, lục đầu kim, bông súng...
Một số loài rắn ưa sống nơi ẩm ướt, nhiều nước như rắn ri cá, rắn nước, rắn gáo…
Trại rắn Đồng Tâm nơi lưu giữ hàng ngàn cá thể rắn quý hiếm có 1 không 2 ở Việt nam. Nguồn: THTG