Các đại dương trên Trái đất ẩn chứa nhiều bí mật mà con người chưa thể khám phá toàn bộ. Trong số này, các chuyên gia phát hiện bên dưới các đại dương có một kho báu "khủng".Kho báu đó chính là lượng uranium khổng lồ chưa được con người khai thác. Theo tính toán của các chuyên gia, ước tính các đại dương chứa hơn 4,5 tỉ tấn uranium. Khối lượng uranium trong ở các đại dương lớn gấp khoảng 1.000 lần uranium có trên đất liền.Thêm nữa, hơn 4,5 tỷ tấn uranium sẽ cung cấp đủ năng lượng để mỗi nhà máy điện hạt nhân trên thế giới hoạt động trong vòng 6.500 năm. Uranium rất quan trọng đối với năng lượng hạt nhân và các công nghệ mới. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới cấp kinh phí cho các cơ quan, tổ chức thực hiện các nghiên cứu nhằm tìm ra cách chiết xuất kho báu uranium từ nước biển.Chính phủ các nước hy vọng sẽ khai thác được càng nhiều uranium dưới biển càng tốt bởi nguồn trữ lượng uranium trên đất liền ngày càng khan hiếm.Trong số này, các nhà nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia về năng lượng Oak Ridge, Mỹ và phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương đã đạt được thành công trong việc thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi số lượng uranium được chiết xuất từ nước biển bằng cách sử dụng công nghệ của Nhật Bản được phát triển vào cuối những năm 1990.Nhật Bản sử dụng công nghệ chiết xuất uranium từ nước biển thông qua việc dùng tấm thảm dài bằng các sợi nhựa bện vào nhau rồi nhúng với amidoxime uranium thấm nước.Sau khi thả xuống đại dương, tấm thảm đó sẽ hấp thụ được lượng nhỏ uranium trong đại dương. Các nhà nghiên cứu thường thả thảm xuống độu sâu 200m so với mặt nước biển để hấp thụ uranium trước khi được đưa lên mặt đất.Sau khi được vớt lên bờ, các chuyên gia đem tấm thảm được rửa sạch trong một dung dịch axit để lọc uranium. Cứ như vậy, con người sẽ khai thác được lượng uranium lớn để sử dụng trong tương lai.Dựa trên công nghệ của Nhật Bản, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia về năng lượng Oak Ridge sử dụng sợi nhựa có diện tích bề mặt rộng gấp 10 lần so với tấm thảm của Nhật Bản. Điều này sẽ nâng cao khả năng hấp thụ uranium trên một diện tích tương tự.Với thay đổi lớn này, các nhà khoa học Mỹ đã giảm chi phí sản xuất 1 kg uranium được chiết xuất từ nước biển từ 1.232 USD xuống còn 660 USD/kg. Dù kinh phí để chiết xuất uranium từ nước biển đắt gấp 5 lần so với khai thác mỏ uranium từ lòng đất nhưng các chuyên gia nhận định nguồn uranium trong đại dương đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành năng lượng hạt nhân trong tương lai.Mời độc giả xem video: Đại dương đang 'ngạt thở' vì rác nhựa từ châu Á. Nguồn: VTV24.
Các đại dương trên Trái đất ẩn chứa nhiều bí mật mà con người chưa thể khám phá toàn bộ. Trong số này, các chuyên gia phát hiện bên dưới các đại dương có một kho báu "khủng".
Kho báu đó chính là lượng uranium khổng lồ chưa được con người khai thác. Theo tính toán của các chuyên gia, ước tính các đại dương chứa hơn 4,5 tỉ tấn uranium. Khối lượng uranium trong ở các đại dương lớn gấp khoảng 1.000 lần uranium có trên đất liền.
Thêm nữa, hơn 4,5 tỷ tấn uranium sẽ cung cấp đủ năng lượng để mỗi nhà máy điện hạt nhân trên thế giới hoạt động trong vòng 6.500 năm. Uranium rất quan trọng đối với năng lượng hạt nhân và các công nghệ mới. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới cấp kinh phí cho các cơ quan, tổ chức thực hiện các nghiên cứu nhằm tìm ra cách chiết xuất kho báu uranium từ nước biển.
Chính phủ các nước hy vọng sẽ khai thác được càng nhiều uranium dưới biển càng tốt bởi nguồn trữ lượng uranium trên đất liền ngày càng khan hiếm.
Trong số này, các nhà nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia về năng lượng Oak Ridge, Mỹ và phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương đã đạt được thành công trong việc thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi số lượng uranium được chiết xuất từ nước biển bằng cách sử dụng công nghệ của Nhật Bản được phát triển vào cuối những năm 1990.
Nhật Bản sử dụng công nghệ chiết xuất uranium từ nước biển thông qua việc dùng tấm thảm dài bằng các sợi nhựa bện vào nhau rồi nhúng với amidoxime uranium thấm nước.
Sau khi thả xuống đại dương, tấm thảm đó sẽ hấp thụ được lượng nhỏ uranium trong đại dương. Các nhà nghiên cứu thường thả thảm xuống độu sâu 200m so với mặt nước biển để hấp thụ uranium trước khi được đưa lên mặt đất.
Sau khi được vớt lên bờ, các chuyên gia đem tấm thảm được rửa sạch trong một dung dịch axit để lọc uranium. Cứ như vậy, con người sẽ khai thác được lượng uranium lớn để sử dụng trong tương lai.
Dựa trên công nghệ của Nhật Bản, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia về năng lượng Oak Ridge sử dụng sợi nhựa có diện tích bề mặt rộng gấp 10 lần so với tấm thảm của Nhật Bản. Điều này sẽ nâng cao khả năng hấp thụ uranium trên một diện tích tương tự.
Với thay đổi lớn này, các nhà khoa học Mỹ đã giảm chi phí sản xuất 1 kg uranium được chiết xuất từ nước biển từ 1.232 USD xuống còn 660 USD/kg. Dù kinh phí để chiết xuất uranium từ nước biển đắt gấp 5 lần so với khai thác mỏ uranium từ lòng đất nhưng các chuyên gia nhận định nguồn uranium trong đại dương đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành năng lượng hạt nhân trong tương lai.
Mời độc giả xem video: Đại dương đang 'ngạt thở' vì rác nhựa từ châu Á. Nguồn: VTV24.