Tháng 4 năm nay, các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh đầu tiên có kích thước tương tự như Trái đất và có thể có sự tồn tại của nước. Hành tinh này được đặt tên là Kepler-186f, chỉ nhỉnh hơn Trái đất 10%. Tháng 6, các nhà thiên văn tiết lộ một sao lùn trắng mới được phát hiện, trong đó các nguyên tử carbon kết tinh thành kim cương nhưng hầu như không tỏa sáng. Mô hình này miêu tả một hệ sao nhị phân, trong đó 2 ngôi sao trẻ “quấn quýt” nhau, cuối cùng sẽ hợp nhất thành một ngôi sao có trọng lượng hơn mặt trời tới 60 lần. Các nhà thiên văn học đều cho rằng các ngôi sao khổng lồ đều hình thành theo phương pháp này. Ngày 21/10, cảnh tượng thiên văn triệu năm mới xảy ra một lần thu hút hàng triệu người đam mê quan tâm khi sao chổi Siding Spring bay sượt qua sao Hỏa ở khoảng cách gần nhất, khoảng 141.600km - gần bằng một nửa khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng. Tháng 11, các nhà thiên văn học vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra ngôi sao mang tên G2 bị hố đen lớn nhất vũ trụ nuốt chửng nhưng lại có thể thoát ra một cách ngoạn mục và tiếp tục hành trình của mình. Tháng 3, tiểu hành tinh Chariklo khiến thế giới bất ngờ bởi “sở hữu” hai vành đai có chiều rộng lần lượt là 7 km và 3 km, nằm cách nhau một khoảng rộng 9 km có chứa nước đóng băng, khiến chúng tương đối sáng. Mỗi thiên hà lớn đều có một lỗ đen cực đại ở trung tâm, nhưng thiên hà NGC 1275 lại có tói 3 lỗ đen. Quan sát thêm cho thấy nhiều điểm đáng nghi về 3 lỗ đen này, đặc biệt người ta phát hiện 2 trong số đó thực ra chỉ là một. Tháng Giêng, đài quan sát không gian Herschel phát hiện hiện tượng hơi nước bốc lên từ Ceres, hành tinh lùn lớn nhất tại vành đai tiểu hành tinh của hệ Mặt trời. Ceres được cho là toàn đá, bị bao phủ bởi lớp băng dày đặc nên có thể có nhiều nước ngọt hơn Trái đất. Tháng Ba, các nhà thiên văn học công bố phát hiện ra một hành tinh lùn có quỹ đạo xa nhất, từ 22,17 đến 67,59 tỷ km tính từ Mặt trời. Hành tinh này được đặt tên là 2012 VP113. Kính viễn vọng ALMA ở Chile đã ghi lại được hình ảnh một hành tinh sơ sinh được hình thành từ sự sụp đổ của đám mây và bụi. Kính viễn vọng Hubble chụp lại được hình ảnh tiểu hành tinh P/2013 R3 trong quá trình tự phân rã từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014 thành 10 mảnh nhỏ có đuôi bụi như sao chổi. Tháng 9, các nhà khoa học công bố họ đã phát hiện ra một thiên hà với lỗ đen có kích thước quá cỡ so với nó – thiên hà M60-UCD1. Lỗ đen của M60-UCD1 nặng tới 21 triệu lần so với khối lượng của mặt trời.
Khám phá sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko mới chỉ đang bắt đầu. Các nhà khoa học mong đợi nhiều phát hiện thú vị từ tàu vũ trụ Philae và Rosetta.
Tháng 4 năm nay, các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh đầu tiên có kích thước tương tự như Trái đất và có thể có sự tồn tại của nước. Hành tinh này được đặt tên là Kepler-186f, chỉ nhỉnh hơn Trái đất 10%.
Tháng 6, các nhà thiên văn tiết lộ một sao lùn trắng mới được phát hiện, trong đó các nguyên tử carbon kết tinh thành kim cương nhưng hầu như không tỏa sáng.
Mô hình này miêu tả một hệ sao nhị phân, trong đó 2 ngôi sao trẻ “quấn quýt” nhau, cuối cùng sẽ hợp nhất thành một ngôi sao có trọng lượng hơn mặt trời tới 60 lần. Các nhà thiên văn học đều cho rằng các ngôi sao khổng lồ đều hình thành theo phương pháp này.
Ngày 21/10, cảnh tượng thiên văn triệu năm mới xảy ra một lần thu hút hàng triệu người đam mê quan tâm khi sao chổi Siding Spring bay sượt qua sao Hỏa ở khoảng cách gần nhất, khoảng 141.600km - gần bằng một nửa khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.
Tháng 11, các nhà thiên văn học vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra ngôi sao mang tên G2 bị hố đen lớn nhất vũ trụ nuốt chửng nhưng lại có thể thoát ra một cách ngoạn mục và tiếp tục hành trình của mình.
Tháng 3, tiểu hành tinh Chariklo khiến thế giới bất ngờ bởi “sở hữu” hai vành đai có chiều rộng lần lượt là 7 km và 3 km, nằm cách nhau một khoảng rộng 9 km có chứa nước đóng băng, khiến chúng tương đối sáng.
Mỗi thiên hà lớn đều có một lỗ đen cực đại ở trung tâm, nhưng thiên hà NGC 1275 lại có tói 3 lỗ đen. Quan sát thêm cho thấy nhiều điểm đáng nghi về 3 lỗ đen này, đặc biệt người ta phát hiện 2 trong số đó thực ra chỉ là một.
Tháng Giêng, đài quan sát không gian Herschel phát hiện hiện tượng hơi nước bốc lên từ Ceres, hành tinh lùn lớn nhất tại vành đai tiểu hành tinh của hệ Mặt trời. Ceres được cho là toàn đá, bị bao phủ bởi lớp băng dày đặc nên có thể có nhiều nước ngọt hơn Trái đất.
Tháng Ba, các nhà thiên văn học công bố phát hiện ra một hành tinh lùn có quỹ đạo xa nhất, từ 22,17 đến 67,59 tỷ km tính từ Mặt trời. Hành tinh này được đặt tên là 2012 VP113.
Kính viễn vọng ALMA ở Chile đã ghi lại được hình ảnh một hành tinh sơ sinh được hình thành từ sự sụp đổ của đám mây và bụi.
Kính viễn vọng Hubble chụp lại được hình ảnh tiểu hành tinh P/2013 R3 trong quá trình tự phân rã từ tháng 10/2013 đến tháng 1/2014 thành 10 mảnh nhỏ có đuôi bụi như sao chổi.
Tháng 9, các nhà khoa học công bố họ đã phát hiện ra một thiên hà với lỗ đen có kích thước quá cỡ so với nó – thiên hà M60-UCD1. Lỗ đen của M60-UCD1 nặng tới 21 triệu lần so với khối lượng của mặt trời.
Khám phá sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko mới chỉ đang bắt đầu. Các nhà khoa học mong đợi nhiều phát hiện thú vị từ tàu vũ trụ Philae và Rosetta.