Bảo tàng Xương học Oklahoma ở Mỹ lưu giữ một hộp sọ bí ẩn. Trong suốt nhiều năm, các chuyên gia nỗ lực giải mã hộp sọ bị kéo dài giống như người ngoài hành tinh trong các bộ phim. Không những vậy, một mảng sọ được thay thế bằng miếng kim loại lớn.Theo các chuyên gia, hộp sọ trên có nguồn gốc từ Peru, có niên đại khoảng 2.000 tuổi. Hộp sọ có hình dáng thuôn dài được cho có thể là xuất phát từ tập tục cổ xưa của người Peru. Vào thời cổ đại, người lớn sẽ thực hiện các giải pháp nhằm siết chặt đầu trẻ em để tạo hình sọ dài.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện chưa thể lý giải vì sao mảnh kim loại lại được ghép vào hộp sọ. Từ đây, một giả thuyết được đưa ra để lý giải nguồn gốc mảnh ghép kim loại trên. Nó được cho có thể là một thủ thuật y tế nhằm "vá lỗ thủng", được tạo ra sau quá trình trepanation (thuật ngữ dùng để chỉ dạng phẫu thuật cổ xưa).Trong quá trình trepanation, người bệnh sẽ được thầy thuốc đục lỗ trên hộp sọ để trị một vấn đề nào đó về sức khỏe rồi sau đó được ghép một mảnh kim loại. Việc một mảng sọ được thay thế bằng miếng kim loại lớn có thể được xem là bằng chứng cho thấy người xưa đã thực hiện các thủ thuật phẫu thuật và y tế phức tạp.Các nhà thám hiểm thuộc viện nghiên cứu Ahnenerbe gây xôn xao dư luận khi thông báo phát hiện 2 hộp sọ có hình thù kỳ dị và một chiếc hộp hình chữ nhật trên dãy núi Caucasus, vùng Adygeya thuộc Nga.Chiếc hộp hình chữ nhật trông giống chiếc vali nhỏ được khóa cẩn thận. Bên ngoài hộp có khắc chữ giống như của tổ chức bí mật Ahnenerbe của Đức hoạt động từ năm 1939 - 1945 (chuyên nghiên cứu về các thế lực siêu nhiên trên thế giới và xã hội cổ đại).Hai hộp sọ được tìm thấy ở dãy núi Caucasus có hốc mắt to lạ thường và không có hàm. Căn cứ vào tình trạng này, giới chuyên gia nhận định 2 hộp sọ có hình dáng giống con người nhưng những đặc điểm kỳ dị trên cho thấy chúng dường như thuộc về một chủng tộc khác xa chúng ta.Một giả thuyết cho rằng, 2 hộp sọ kỳ lạ đó có thể thuộc về người Anunnaki cổ đại. Người Anunnaki còn được coi là các vị thần. Trong khi đó, giả thuyết khác suy đoán 2 hộp sọ này có thể thuộc chủng tộc người ngoài hành tinh. Dù vậy, đây là giả thuyết nhưng đến nay giới khoa học vẫn chưa thể giải mã những bí ẩn về 2 hộp sọ "lạ" trên.Năm 1927, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh F. Albert Mitchell-Hedges đã phát hiện một hộp sọ pha lê trong chuyến khảo sát một thành phố cổ của người Maya ở Trung Mỹ. Những năm sau đó, hàng chục hộp sọ pha lê được tìm thấy tại Mexico và một số vùng ở Trung Mỹ.Theo các chuyên gia, những hộp sọ được cắt gọt, mài dũa tinh xảo với những thấu kính, lăng kính được tạo nên ngay bên trong. Theo đó, chúng tạo ra những hiệu ứng quang học ấn tượng. Điều khiến các nhà khoa học tò mò hơn là chất liệu pha lê làm nên những hộp sọ này là loại thạch anh có độ cứng cao.Ngoài kim cương, không chất liệu nào có thể cắt được nó. Từ đây, giới nghiên cứu tò mò không biết người xưa đã tạo ra chúng như thế nào. Một số giả thuyết đã được đưa ra như hộp sọ pha lê được người xưa chế tác bằng phương pháp đặc biệt mà chúng ta chưa từng biết đến.Các hộp sọ pha lê có thể được xem là biểu tượng của sự tái sinh, phục hồi. Thậm chí, một giả thuyết cho rằng chúng có thể là linh vật tượng trưng cho vị thần nào đó trong tín ngưỡng tâm linh. Do không có cách nào để xác định được chính xác niên đại của những hộp sọ pha lê nên những bí ẩn về chúng càng khó giải mã hơn.Mời độc giả xem video: Vén màn bí ẩn hộp sọ “người ngoài hành tinh” Rhodope.
Bảo tàng Xương học Oklahoma ở Mỹ lưu giữ một hộp sọ bí ẩn. Trong suốt nhiều năm, các chuyên gia nỗ lực giải mã hộp sọ bị kéo dài giống như người ngoài hành tinh trong các bộ phim. Không những vậy, một mảng sọ được thay thế bằng miếng kim loại lớn.
Theo các chuyên gia, hộp sọ trên có nguồn gốc từ Peru, có niên đại khoảng 2.000 tuổi. Hộp sọ có hình dáng thuôn dài được cho có thể là xuất phát từ tập tục cổ xưa của người Peru. Vào thời cổ đại, người lớn sẽ thực hiện các giải pháp nhằm siết chặt đầu trẻ em để tạo hình sọ dài.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện chưa thể lý giải vì sao mảnh kim loại lại được ghép vào hộp sọ. Từ đây, một giả thuyết được đưa ra để lý giải nguồn gốc mảnh ghép kim loại trên. Nó được cho có thể là một thủ thuật y tế nhằm "vá lỗ thủng", được tạo ra sau quá trình trepanation (thuật ngữ dùng để chỉ dạng phẫu thuật cổ xưa).
Trong quá trình trepanation, người bệnh sẽ được thầy thuốc đục lỗ trên hộp sọ để trị một vấn đề nào đó về sức khỏe rồi sau đó được ghép một mảnh kim loại. Việc một mảng sọ được thay thế bằng miếng kim loại lớn có thể được xem là bằng chứng cho thấy người xưa đã thực hiện các thủ thuật phẫu thuật và y tế phức tạp.
Các nhà thám hiểm thuộc viện nghiên cứu Ahnenerbe gây xôn xao dư luận khi thông báo phát hiện 2 hộp sọ có hình thù kỳ dị và một chiếc hộp hình chữ nhật trên dãy núi Caucasus, vùng Adygeya thuộc Nga.
Chiếc hộp hình chữ nhật trông giống chiếc vali nhỏ được khóa cẩn thận. Bên ngoài hộp có khắc chữ giống như của tổ chức bí mật Ahnenerbe của Đức hoạt động từ năm 1939 - 1945 (chuyên nghiên cứu về các thế lực siêu nhiên trên thế giới và xã hội cổ đại).
Hai hộp sọ được tìm thấy ở dãy núi Caucasus có hốc mắt to lạ thường và không có hàm. Căn cứ vào tình trạng này, giới chuyên gia nhận định 2 hộp sọ có hình dáng giống con người nhưng những đặc điểm kỳ dị trên cho thấy chúng dường như thuộc về một chủng tộc khác xa chúng ta.
Một giả thuyết cho rằng, 2 hộp sọ kỳ lạ đó có thể thuộc về người Anunnaki cổ đại. Người Anunnaki còn được coi là các vị thần. Trong khi đó, giả thuyết khác suy đoán 2 hộp sọ này có thể thuộc chủng tộc người ngoài hành tinh. Dù vậy, đây là giả thuyết nhưng đến nay giới khoa học vẫn chưa thể giải mã những bí ẩn về 2 hộp sọ "lạ" trên.
Năm 1927, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh F. Albert Mitchell-Hedges đã phát hiện một hộp sọ pha lê trong chuyến khảo sát một thành phố cổ của người Maya ở Trung Mỹ. Những năm sau đó, hàng chục hộp sọ pha lê được tìm thấy tại Mexico và một số vùng ở Trung Mỹ.
Theo các chuyên gia, những hộp sọ được cắt gọt, mài dũa tinh xảo với những thấu kính, lăng kính được tạo nên ngay bên trong. Theo đó, chúng tạo ra những hiệu ứng quang học ấn tượng. Điều khiến các nhà khoa học tò mò hơn là chất liệu pha lê làm nên những hộp sọ này là loại thạch anh có độ cứng cao.
Ngoài kim cương, không chất liệu nào có thể cắt được nó. Từ đây, giới nghiên cứu tò mò không biết người xưa đã tạo ra chúng như thế nào. Một số giả thuyết đã được đưa ra như hộp sọ pha lê được người xưa chế tác bằng phương pháp đặc biệt mà chúng ta chưa từng biết đến.
Các hộp sọ pha lê có thể được xem là biểu tượng của sự tái sinh, phục hồi. Thậm chí, một giả thuyết cho rằng chúng có thể là linh vật tượng trưng cho vị thần nào đó trong tín ngưỡng tâm linh. Do không có cách nào để xác định được chính xác niên đại của những hộp sọ pha lê nên những bí ẩn về chúng càng khó giải mã hơn.
Mời độc giả xem video: Vén màn bí ẩn hộp sọ “người ngoài hành tinh” Rhodope.