Các nhà dự báo từ Trung tâm Dự báo thời tiết không gian (SWPC) thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) mới đây cho biết, họ đã phát hiện vật chất khí đang chảy ra ồ ạt từ một lỗ ở phía Nam của Mặt Trời.Những lỗ này sẽ là nơi đường sức từ của Mặt Trời thay vì quay ngược trở lại ngôi sao lại bị va đập, hướng thẳng ra ngoài không gian và một chiếc như vậy đã hướng đúng về phía Trái Đất ngay lúc này.Vì vậy, trong ngày hôm nay Trái đất sẽ phải hứng chịu một cơn bão Mặt Trời. Tuy nhiên kết quả dự báo cho thấy đây chỉ là một cơn bão yếu loại G1.Con người sẽ không cảm thấy những cơn bão vũ trụ dạng này, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến lưới điện, hệ thống vô tuyến, định vị và cả các loài chim di trú, bất cứ những thứ gì hoạt động phụ thuộc vào từ trường hành tinh.Các hạt có năng lượng cao của cơn bão từ đổ xuống cũng có thể rơi xuống các đường sức từ gần các cực của hành tinh, kích động các phân tử trong khí quyển, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng để tạo ra cực quang, mà vùng hay nhìn thấy nhất là các miền đất gần cực Bắc.Cơn bão địa từ ngày 3/8 được dự báo có thể gây ra những biến động nhỏ trong lưới điện và ảnh hưởng tới một số chức năng của vệ tinh, từ đó khiến vài ứng dụng trên các thiết bị di động, bao gồm định vị GPS, bị nhiễu loạn đôi chút.Các lỗ hình khuyên nằm ở bầu khí quyển phía trên của Mặt Trời là khu vực mà plasma của ngôi sao mát hơn và ít đặc hơn.Bão Mặt trời hay gió Mặt trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của Mặt trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng. Từ bề mặt Trái Đất, chúng ta có thể quan sát được bão Mặt trời qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp ảnh nhiệt.Một cơn bão Mặt trời có thể giải phóng lượng năng lượng tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100-megaton (100 triệu tấn) phát nổ cùng lúc. Mức năng lượng đó cũng lớn hơn 10 triệu lần so với năng lượng do một ngọn núi lửa phun trào giải phóng ra.Một cơn bão Mặt trời thường chỉ kéo dài trong vài phút nhưng sức nóng của nó có thể lên đến hàng triệu độ và tạo ra một vụ nổ bức xạ trên phổ điện từ, từ sóng vô tuyến cho đến tia X và tia gamma.Bão Mặt trời cũng có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang ở Trái đất và trên các hành tinh khác. Sức mạnh của bão Mặt trời tăng dần theo quy mô các mức A, B, C, M, X, mức sau mạnh hơn mức trước 10 lần.Các cơn gió Mặt trời sẽ phát ra tia X và tia cực tím (UV) theo mọi hướng. Các loại tia này có thể gây ra các cơn bão bức xạ kéo dài ở tầng cao nhất của bầu khí quyển Trái Đất và gây ra sự cố mất tín hiệu vô tuyến trên toàn thế giới.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Các nhà dự báo từ Trung tâm Dự báo thời tiết không gian (SWPC) thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) mới đây cho biết, họ đã phát hiện vật chất khí đang chảy ra ồ ạt từ một lỗ ở phía Nam của Mặt Trời.
Những lỗ này sẽ là nơi đường sức từ của Mặt Trời thay vì quay ngược trở lại ngôi sao lại bị va đập, hướng thẳng ra ngoài không gian và một chiếc như vậy đã hướng đúng về phía Trái Đất ngay lúc này.
Vì vậy, trong ngày hôm nay Trái đất sẽ phải hứng chịu một cơn bão Mặt Trời. Tuy nhiên kết quả dự báo cho thấy đây chỉ là một cơn bão yếu loại G1.
Con người sẽ không cảm thấy những cơn bão vũ trụ dạng này, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến lưới điện, hệ thống vô tuyến, định vị và cả các loài chim di trú, bất cứ những thứ gì hoạt động phụ thuộc vào từ trường hành tinh.
Các hạt có năng lượng cao của cơn bão từ đổ xuống cũng có thể rơi xuống các đường sức từ gần các cực của hành tinh, kích động các phân tử trong khí quyển, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng để tạo ra cực quang, mà vùng hay nhìn thấy nhất là các miền đất gần cực Bắc.
Cơn bão địa từ ngày 3/8 được dự báo có thể gây ra những biến động nhỏ trong lưới điện và ảnh hưởng tới một số chức năng của vệ tinh, từ đó khiến vài ứng dụng trên các thiết bị di động, bao gồm định vị GPS, bị nhiễu loạn đôi chút.
Các lỗ hình khuyên nằm ở bầu khí quyển phía trên của Mặt Trời là khu vực mà plasma của ngôi sao mát hơn và ít đặc hơn.
Bão Mặt trời hay gió Mặt trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của Mặt trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng. Từ bề mặt Trái Đất, chúng ta có thể quan sát được bão Mặt trời qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp ảnh nhiệt.
Một cơn bão Mặt trời có thể giải phóng lượng năng lượng tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100-megaton (100 triệu tấn) phát nổ cùng lúc. Mức năng lượng đó cũng lớn hơn 10 triệu lần so với năng lượng do một ngọn núi lửa phun trào giải phóng ra.
Một cơn bão Mặt trời thường chỉ kéo dài trong vài phút nhưng sức nóng của nó có thể lên đến hàng triệu độ và tạo ra một vụ nổ bức xạ trên phổ điện từ, từ sóng vô tuyến cho đến tia X và tia gamma.
Bão Mặt trời cũng có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang ở Trái đất và trên các hành tinh khác. Sức mạnh của bão Mặt trời tăng dần theo quy mô các mức A, B, C, M, X, mức sau mạnh hơn mức trước 10 lần.
Các cơn gió Mặt trời sẽ phát ra tia X và tia cực tím (UV) theo mọi hướng. Các loại tia này có thể gây ra các cơn bão bức xạ kéo dài ở tầng cao nhất của bầu khí quyển Trái Đất và gây ra sự cố mất tín hiệu vô tuyến trên toàn thế giới.