Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jerome Aléon từ Viện Mỏ, vật lý vật liệu và hóa học vũ trụ thuộc Đại học Sorbonne và Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Paris (Pháp) vừa có phát hiện gây sốc về hệ Mặt Trời thuở sơ khai.Nhóm nghiên cứu đã phân tích một thiên thạch "già" hơn Trái Đất là Efremovka, được tìm thấy ở Kazakhstan năm 1962 để đi tìm câu trả lời cho nguồn gốc của nước. Trái Đất là hành tinh duy nhất chắc chắn có nước dồi dào ở dạng lỏng - điều kiện cần thiết để sự sống, bao gồm chúng ta, được tồn tại. Nguồn gốc của nước Trái Đất từ lâu vẫn là chủ đề gây tò mò và tranh cãi.Đó là một câu hỏi khó trả lời bởi quá trình bồi tụ hành tinh thường làm nóng và ép các vật chất nguyên thủy thành các dạng "xóa nguồn".Các nhà khoa học đã dùng chùm tia ion hội tụ để đo hàm lượng nước và thăm dò khoáng chất trong mẫu thiên thạch này và so sánh kết quả với 8 vật liệu giàu nước hiện đại.Các khoáng chất và tỉ lệ các đồng vị lạ trong thiên thạch này đã tiết lộ trong 200.000 năm đầu tiên của lịch sử hệ Mặt Trời, trước khi các hành tinh hình thành, đã tồn tại 2 hồ chứa khí lớn.Một trong 2 là hồ chứa khí Mặt Trời, chính là những thứ sẽ ngưng tự thành cốt lõi của các vật thể trong hệ Mặt Trời sau này.Chiếc hồ còn lại chứa vật chất giàu nước, có nguồn gốc từ một dòng vật chất khổng lồ giữa các vì sao, vô tình rơi xuống phía trong hệ Mặt Trời vào thời điểm lớp vỏ tiền sao sụp đổ.Theo các nhà khoa học, chính hồ chứa khí thứ 2 đã cung cấp vật liệu bổ sung và tạo ra các thế giới khác lạ trong hệ Mặt Trời.Bên cạnh đó, có vẻ như Trái Đất của chúng ta may mắn hưởng phần nhiều bởi nước trong hồ chứa này có thành phần đồng vị phù hợp với nước Trái Đất.Vì vậy có thể nói đại dương Trái Đất có nguồn gốc nguyên thủy là dòng vật chất ngoại lai đã xâm nhập hệ Mặt Trời.Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng vì trong nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn không chắc chắn được rằng nước đã xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành, hay nó được các sao chổi và tiểu hành tinh mang đến vào thời gian sau đó.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jerome Aléon từ Viện Mỏ, vật lý vật liệu và hóa học vũ trụ thuộc Đại học Sorbonne và Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Paris (Pháp) vừa có phát hiện gây sốc về hệ Mặt Trời thuở sơ khai.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích một thiên thạch "già" hơn Trái Đất là Efremovka, được tìm thấy ở Kazakhstan năm 1962 để đi tìm câu trả lời cho nguồn gốc của nước.
Trái Đất là hành tinh duy nhất chắc chắn có nước dồi dào ở dạng lỏng - điều kiện cần thiết để sự sống, bao gồm chúng ta, được tồn tại. Nguồn gốc của nước Trái Đất từ lâu vẫn là chủ đề gây tò mò và tranh cãi.
Đó là một câu hỏi khó trả lời bởi quá trình bồi tụ hành tinh thường làm nóng và ép các vật chất nguyên thủy thành các dạng "xóa nguồn".
Các nhà khoa học đã dùng chùm tia ion hội tụ để đo hàm lượng nước và thăm dò khoáng chất trong mẫu thiên thạch này và so sánh kết quả với 8 vật liệu giàu nước hiện đại.
Các khoáng chất và tỉ lệ các đồng vị lạ trong thiên thạch này đã tiết lộ trong 200.000 năm đầu tiên của lịch sử hệ Mặt Trời, trước khi các hành tinh hình thành, đã tồn tại 2 hồ chứa khí lớn.
Một trong 2 là hồ chứa khí Mặt Trời, chính là những thứ sẽ ngưng tự thành cốt lõi của các vật thể trong hệ Mặt Trời sau này.
Chiếc hồ còn lại chứa vật chất giàu nước, có nguồn gốc từ một dòng vật chất khổng lồ giữa các vì sao, vô tình rơi xuống phía trong hệ Mặt Trời vào thời điểm lớp vỏ tiền sao sụp đổ.
Theo các nhà khoa học, chính hồ chứa khí thứ 2 đã cung cấp vật liệu bổ sung và tạo ra các thế giới khác lạ trong hệ Mặt Trời.
Bên cạnh đó, có vẻ như Trái Đất của chúng ta may mắn hưởng phần nhiều bởi nước trong hồ chứa này có thành phần đồng vị phù hợp với nước Trái Đất.
Vì vậy có thể nói đại dương Trái Đất có nguồn gốc nguyên thủy là dòng vật chất ngoại lai đã xâm nhập hệ Mặt Trời.
Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng vì trong nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn không chắc chắn được rằng nước đã xuất hiện ngay khi Trái đất hình thành, hay nó được các sao chổi và tiểu hành tinh mang đến vào thời gian sau đó.