Hồ Kivu, nằm giữa biên giới Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo (Trung châu Phi), mang đến một cảnh quan đẹp lạ thường, được bao quanh bởi những ngọn núi lửa cao chót vót và những sườn núi xanh tươi tốt với những đồn điền trồng chè, cà phê và chuối.Khác biệt với vẻ ngoài nên thơ như tranh vẽ, hồ Kivu chẳng hề yên bình. Các hoạt động địa chất và núi lửa suốt hàng ngàn năm đã tích tụ một lượng lớn khí methane và CO2 dưới lòng hồ.Số khí ấy, nếu được giải phóng, là đủ để tạo ra một cuộc hủy diệt kinh hoàng với các khu vực xung quanh, theo lời Francois Darchambeau - chuyên gia quản lý môi trường của công ty điện lực KivuWatt."Núi lửa có thể gây ra một vụ nổ lớn, đưa số khí khổng lồ lên mặt nước," - trích lời Darchambeau. Nó sẽ tạo thành một đám mây khí độc đầy chết chóc, khiến hàng triệu sinh mạng gặp nguy hiểm.Hiện tại, nước đầy khí bị giữ lại bên dưới một lớp muối nặng khiến nó không thể trồi lên bề mặt. Nhưng rào cản đó có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi một trận động đất, một vụ phun trào núi lửa, hoặc thậm chí là áp suất ngày càng tăng của chính các chất khí.Hồ Kivu được ví như một "quả bom hẹn giờ" khổng lồ. Kivu không giống như hầu hết các hồ sâu. Thông thường, khi nước ở bề mặt hồ được làm mát - ví dụ như nhiệt độ không khí mùa đông hoặc các con sông mang tuyết vào mùa xuân - thì nước lạnh, dày đặc sẽ chìm xuống và nước ấm hơn, ít đặc hơn dâng lên từ sâu hơn trong hồ.Quá trình này, được gọi là đối lưu, thường giữ cho bề mặt của các hồ sâu ấm hơn so với độ sâu của chúng. Nhưng tại hồ Kivu, điều này (đối lưu) không diễn ra, khiến cho nó ẩn chứa những thứ bất ngờ và đáng ngạc nhiên nhất trong mắt các nhà khoa học.Trải dài qua biên giới giữa Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo, Kivu là một trong chuỗi các hồ nằm dọc theo Đới tách giãn Đông Phi (EAR), nơi lục địa châu Phi đang dần bị tách ra bởi các lực kiến tạo.Kết quả là làm mỏng vỏ Trái Đất và kích hoạt hoạt động của núi lửa, tạo ra các suối nước nóng bên dưới Kivu, mang đến cho nó nguồn nước nóng, đầy khí carbon dioxide và mêtan sâu dưới đáy của hồ.Nỗi ám ảnh về hồ Kivu trở nên rõ ràng hơn sau khi núi lửa Nyiragongo chợt bùng nổ vào nửa đầu năm 2021. Lượng magma nó phun ra đã khiến 32 người thiệt mạng, hủy diệt hàng trăm ngôi nhà, đồng thời gửi rung chấn đi khắp khu vực. Làn sóng magma thứ 2 thì đẩy sâu vào lòng đất, xuyên vào chính lòng hồ Kivu.Phương án đóng cửa trạm điện để di tản đã được tính đến, nhưng các kỹ sư phải dằn lòng. Bởi lẽ việc đóng cửa sẽ để lại hậu quả khá lớn cho Rwanda, khi KivuWatt chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 30% lượng điện tiêu thụ mỗi năm cho quốc gia này, và họ lấy năng lượng từ chính hồ Kivu.Trong nhiều năm qua, các công ty như ContourGlobal (sở hữu KivuWatt) đã tiến hành lắp đặt và phát triển các trạm điện, lấy khí gas có trong hồ chuyển thành năng lượng với công suất ngày một lớn.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Hồ Kivu, nằm giữa biên giới Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo (Trung châu Phi), mang đến một cảnh quan đẹp lạ thường, được bao quanh bởi những ngọn núi lửa cao chót vót và những sườn núi xanh tươi tốt với những đồn điền trồng chè, cà phê và chuối.
Khác biệt với vẻ ngoài nên thơ như tranh vẽ, hồ Kivu chẳng hề yên bình. Các hoạt động địa chất và núi lửa suốt hàng ngàn năm đã tích tụ một lượng lớn khí methane và CO2 dưới lòng hồ.
Số khí ấy, nếu được giải phóng, là đủ để tạo ra một cuộc hủy diệt kinh hoàng với các khu vực xung quanh, theo lời Francois Darchambeau - chuyên gia quản lý môi trường của công ty điện lực KivuWatt.
"Núi lửa có thể gây ra một vụ nổ lớn, đưa số khí khổng lồ lên mặt nước," - trích lời Darchambeau. Nó sẽ tạo thành một đám mây khí độc đầy chết chóc, khiến hàng triệu sinh mạng gặp nguy hiểm.
Hiện tại, nước đầy khí bị giữ lại bên dưới một lớp muối nặng khiến nó không thể trồi lên bề mặt. Nhưng rào cản đó có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi một trận động đất, một vụ phun trào núi lửa, hoặc thậm chí là áp suất ngày càng tăng của chính các chất khí.
Hồ Kivu được ví như một "quả bom hẹn giờ" khổng lồ. Kivu không giống như hầu hết các hồ sâu. Thông thường, khi nước ở bề mặt hồ được làm mát - ví dụ như nhiệt độ không khí mùa đông hoặc các con sông mang tuyết vào mùa xuân - thì nước lạnh, dày đặc sẽ chìm xuống và nước ấm hơn, ít đặc hơn dâng lên từ sâu hơn trong hồ.
Quá trình này, được gọi là đối lưu, thường giữ cho bề mặt của các hồ sâu ấm hơn so với độ sâu của chúng. Nhưng tại hồ Kivu, điều này (đối lưu) không diễn ra, khiến cho nó ẩn chứa những thứ bất ngờ và đáng ngạc nhiên nhất trong mắt các nhà khoa học.
Trải dài qua biên giới giữa Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo, Kivu là một trong chuỗi các hồ nằm dọc theo Đới tách giãn Đông Phi (EAR), nơi lục địa châu Phi đang dần bị tách ra bởi các lực kiến tạo.
Kết quả là làm mỏng vỏ Trái Đất và kích hoạt hoạt động của núi lửa, tạo ra các suối nước nóng bên dưới Kivu, mang đến cho nó nguồn nước nóng, đầy khí carbon dioxide và mêtan sâu dưới đáy của hồ.
Nỗi ám ảnh về hồ Kivu trở nên rõ ràng hơn sau khi núi lửa Nyiragongo chợt bùng nổ vào nửa đầu năm 2021. Lượng magma nó phun ra đã khiến 32 người thiệt mạng, hủy diệt hàng trăm ngôi nhà, đồng thời gửi rung chấn đi khắp khu vực. Làn sóng magma thứ 2 thì đẩy sâu vào lòng đất, xuyên vào chính lòng hồ Kivu.
Phương án đóng cửa trạm điện để di tản đã được tính đến, nhưng các kỹ sư phải dằn lòng. Bởi lẽ việc đóng cửa sẽ để lại hậu quả khá lớn cho Rwanda, khi KivuWatt chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 30% lượng điện tiêu thụ mỗi năm cho quốc gia này, và họ lấy năng lượng từ chính hồ Kivu.
Trong nhiều năm qua, các công ty như ContourGlobal (sở hữu KivuWatt) đã tiến hành lắp đặt và phát triển các trạm điện, lấy khí gas có trong hồ chuyển thành năng lượng với công suất ngày một lớn.