1. Vượn cáo. "Những con vượn cáo Madagascar thường cất tiếng kêu ám ảnh với âm thanh nghe ghê rợn vang xa tại khu vực sinh sống của chúng gây hoang mang cho người dân về "hồn ma hay linh hồn sống trong rừng" - Chelsea Feast, chuyên gia nghiên cứu linh trưởng tại Trung tâm Tennessee Aquarium (Mỹ), cho biết.Trong tiếng Latin, từ lemur (vượn cáo) có nghĩa là ghost (ma quỷ). Một đặc điểm khác khiến loài vượn cáo giống ma quái là khi chiếu ánh đèn vào đôi mắt của loài động vật này lúc ban đêm sẽ phản chiếu ra ánh sáng giống như mắt của loài mèo, một số loài vượn cáo còn phát ra ánh sáng màu cam.2. Khỉ ai ai. Ở loài khỉ ai ai (The Aye-aye, tên khoa học Daubentonia madagascariensis) chuyên sống về đêm có hình dạng bên ngoài giống như ma quỷ.Ngón giữa ở chi trước của khỉ dài nhọn được sử dụng để bắt côn trùng. "Khi đi trong rừng nếu gặp khỉ ai ai thì được cho là sẽ gặp điềm xấu", cô Feast nói.3. Cá mập ma. Năm 2009, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu hải dương Monterey Bay (Mỹ) đã bất ngờ khi lần đầu tiên ghi hình được một con cá mập ma xanh mũi nhọn ở vùng biển Thái Bình Dương, giữa Hawaii và bang California.Có khoảng 50 loài cá mập ma được biết đến trên thế giới. Những con cá mập ma được gọi là Chimeras - tên gọi quái vật mình dê đầu sư tử trong thần thoại Hi Lạp - gần như mù, bơi bằng vây và sống ở tầng sâu đại dương. Nhánh Chimeras tách ra khỏi nhóm cá mập cách đây khoảng 400 triệu năm.4. Bướm ma. Những con bướm ma Hepialus humuli humuli phủ đầy phấn trắng với những đốm nâu trên cơ thể được tìm thấy phổ biến ở Anh.Những con đực có “màn trình diễn lắc lư” cơ thể vào lúc hoàng hôn để thu hút con cái. "Loài côn trùng này ẩn hiện như những bóng ma trong tự nhiên", nhà nghiên cứu George Burgess tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida (Mỹ) cho biết.5. Rắn ma. Năm 2016, các nhà khoa học phát hiện loài rắn ma có thân màu xám nhạt ở Madagascar, có tên khoa học Madagascarophis lolo.Trong ngôn ngữ Madagascar từ lolo có nghĩa là ma quái. Loài rắn ma này hoạt động về đêm, có đôi mắt giống mắt mèo.6. Ếch ma. Có 7 loài ếch ma được tìm thấy tại Nam Phi. Màu sắc cơ thể của những con ếch ma này không nhợt nhạt, ám ảnh con người, thay vào đó là thường có màu xanh được xen kẽ mảng màu từ tím đến nâu đỏ. Tên ếch ma được gọi theo địa danh nơi sinh sống của chúng là bên dòng suối, các khe hẹp ở hẻm núi Skeleton (tạm dịch hẻm Hài cốt) thuộc núi Bàn, Nam Phi.Burgess nói: "Hẻm núi Skeleton có dòng suối chảy nhanh, do đó màng da chân ếch phát triển đặc biệt để chúng có thể bám chặt trên nền đá. Những con nòng nọc thậm chí có phần miệng giống như giác hút bám trên đá để chịu được dòng chảy mạnh". Nếu được gọi tên khác ngoài tên ếch ma, nên gọi chúng là những con ếch giác hút (cling-ons).
1. Vượn cáo. "Những con vượn cáo Madagascar thường cất tiếng kêu ám ảnh với âm thanh nghe ghê rợn vang xa tại khu vực sinh sống của chúng gây hoang mang cho người dân về "hồn ma hay linh hồn sống trong rừng" - Chelsea Feast, chuyên gia nghiên cứu linh trưởng tại Trung tâm Tennessee Aquarium (Mỹ), cho biết.
Trong tiếng Latin, từ lemur (vượn cáo) có nghĩa là ghost (ma quỷ). Một đặc điểm khác khiến loài vượn cáo giống ma quái là khi chiếu ánh đèn vào đôi mắt của loài động vật này lúc ban đêm sẽ phản chiếu ra ánh sáng giống như mắt của loài mèo, một số loài vượn cáo còn phát ra ánh sáng màu cam.
2. Khỉ ai ai. Ở loài khỉ ai ai (The Aye-aye, tên khoa học Daubentonia madagascariensis) chuyên sống về đêm có hình dạng bên ngoài giống như ma quỷ.
Ngón giữa ở chi trước của khỉ dài nhọn được sử dụng để bắt côn trùng. "Khi đi trong rừng nếu gặp khỉ ai ai thì được cho là sẽ gặp điềm xấu", cô Feast nói.
3. Cá mập ma. Năm 2009, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu hải dương Monterey Bay (Mỹ) đã bất ngờ khi lần đầu tiên ghi hình được một con cá mập ma xanh mũi nhọn ở vùng biển Thái Bình Dương, giữa Hawaii và bang California.
Có khoảng 50 loài cá mập ma được biết đến trên thế giới. Những con cá mập ma được gọi là Chimeras - tên gọi quái vật mình dê đầu sư tử trong thần thoại Hi Lạp - gần như mù, bơi bằng vây và sống ở tầng sâu đại dương. Nhánh Chimeras tách ra khỏi nhóm cá mập cách đây khoảng 400 triệu năm.
4. Bướm ma. Những con bướm ma Hepialus humuli humuli phủ đầy phấn trắng với những đốm nâu trên cơ thể được tìm thấy phổ biến ở Anh.
Những con đực có “màn trình diễn lắc lư” cơ thể vào lúc hoàng hôn để thu hút con cái. "Loài côn trùng này ẩn hiện như những bóng ma trong tự nhiên", nhà nghiên cứu George Burgess tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida (Mỹ) cho biết.
5. Rắn ma. Năm 2016, các nhà khoa học phát hiện loài rắn ma có thân màu xám nhạt ở Madagascar, có tên khoa học Madagascarophis lolo.
Trong ngôn ngữ Madagascar từ lolo có nghĩa là ma quái. Loài rắn ma này hoạt động về đêm, có đôi mắt giống mắt mèo.
6. Ếch ma. Có 7 loài ếch ma được tìm thấy tại Nam Phi. Màu sắc cơ thể của những con ếch ma này không nhợt nhạt, ám ảnh con người, thay vào đó là thường có màu xanh được xen kẽ mảng màu từ tím đến nâu đỏ. Tên ếch ma được gọi theo địa danh nơi sinh sống của chúng là bên dòng suối, các khe hẹp ở hẻm núi Skeleton (tạm dịch hẻm Hài cốt) thuộc núi Bàn, Nam Phi.
Burgess nói: "Hẻm núi Skeleton có dòng suối chảy nhanh, do đó màng da chân ếch phát triển đặc biệt để chúng có thể bám chặt trên nền đá. Những con nòng nọc thậm chí có phần miệng giống như giác hút bám trên đá để chịu được dòng chảy mạnh". Nếu được gọi tên khác ngoài tên ếch ma, nên gọi chúng là những con ếch giác hút (cling-ons).