Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã ghi lại được hình ảnh đáng sợ của một loạt quasar - dạng hố đen cải trang thành sao cực mạnh - đang phóng ra luồng sóng thần xé nát các thiên hà.Theo Astrophysical Journal Supplements, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Nahum Arav từ Đại học Khoa học công nghệ Virginia (Mỹ) cho biết thứ họ tìm ra là những nguồn năng lượng mạnh nhất từng được xác định trong vũ trụ, mạnh hơn gấp nhiều lần những hố đen "quái vật".Các luồng khí được phát ra từ các quasar - hay còn được gọi là "chuẩn tinh" - đang xé toạc không gian giữa các vì sao, quét qua các thiên hà như sóng thần quét qua các vùng đất, khiến các thiên hà này bị tàn phá nghiêm trọng.Nếu một thiên hà chắng may có một "trái tim" quasar, vật thể trung tâm nhỏ bé này sẽ tỏa sáng gấp 1.000 lần thiên hà chủ của nó. Ánh sáng rực rỡ này tương đương với độ tàn phá của nó.Quasar là tên viết tắt tiếng Anh của quasi-stellar object, có nghĩa là vật thể giống sao. Đây là những thiên thể cực xa và cực sáng. So với những ngôi sao bình thường (nguồn phát sáng điểm), thì ánh sáng phát ra từ quasar là từ các quầng vật chất đặc, nằm quanh vùng nhân của các thiên hà đang hoạt động.Ngoại trừ các vụ nổ xảy ra trong thời gian ngắn và mạnh mẽ như siêu tân tinh và bùng nổ tia gamma, thì chuẩn tinh là thiên thể sáng nhất trên vũ trụ.Chúng tồn tại nhờ một hố đen siêu nặng, tức hố đen với một khối lượng hơn một tỉ khối lượng Mặt Trời nằm ở trung tâm của những siêu thiên hà. Tuy nhiên, tự hố đen không thể phát ra sóng vô tuyến hay ánh sáng – ánh sáng thấy được từ chuẩn tinh đến từ một đĩa khí và những ngôi sao gọi là đĩa bồi tụ, cái bao bọc lấy hố đen.Nhiệt lượng cực lớn và ánh sáng phát ra từ đĩa bồi tụ này do ma sát từ việc vật chất xoáy xung quanh và dần dần rơi vào hố đen.Nhìn từ Trái Đất, quasar có thể sáng như một ngôi sao cùng thiên hà mặc dù nó ở rất xa. Tất nhiên, nó không phải là sao, mà là một lỗ đen rất mạnh, đang trong cơn đói khát, nuốt vật chất cực nhanh đến mức sáng như sao.Các nhà khoa học cho biết các quasar đang bắn ra các luồng vật chất khủng khiếp như vậy là rất phổ biến trong vũ trụ sơ khai. Tuy tàn phá thiên hà, nhưng chính sự khuấy động của gió quasar cũng có thể thúc đẩy sự hình thành những ngôi sao mới.Thực ra, chuẩn tinh là những vật thể xa nhất từng được biết. Nhờ vậy cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu chi tiết về các thiên hà xa xôi quá yếu ớt để nhìn thấy trực tiếp.Khi một luồng vật chất do chuẩn tinh phát ra tương tác với khí gas xung quanh thiên hà, sóng vô tuyến sẽ được phát ra – gọi là thùy vô tuyến – và có thể quan sát bằng kính thiên văn vô tuyến.
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã ghi lại được hình ảnh đáng sợ của một loạt quasar - dạng hố đen cải trang thành sao cực mạnh - đang phóng ra luồng sóng thần xé nát các thiên hà.
Theo Astrophysical Journal Supplements, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn Nahum Arav từ Đại học Khoa học công nghệ Virginia (Mỹ) cho biết thứ họ tìm ra là những nguồn năng lượng mạnh nhất từng được xác định trong vũ trụ, mạnh hơn gấp nhiều lần những hố đen "quái vật".
Các luồng khí được phát ra từ các quasar - hay còn được gọi là "chuẩn tinh" - đang xé toạc không gian giữa các vì sao, quét qua các thiên hà như sóng thần quét qua các vùng đất, khiến các thiên hà này bị tàn phá nghiêm trọng.
Nếu một thiên hà chắng may có một "trái tim" quasar, vật thể trung tâm nhỏ bé này sẽ tỏa sáng gấp 1.000 lần thiên hà chủ của nó. Ánh sáng rực rỡ này tương đương với độ tàn phá của nó.
Quasar là tên viết tắt tiếng Anh của quasi-stellar object, có nghĩa là vật thể giống sao. Đây là những thiên thể cực xa và cực sáng. So với những ngôi sao bình thường (nguồn phát sáng điểm), thì ánh sáng phát ra từ quasar là từ các quầng vật chất đặc, nằm quanh vùng nhân của các thiên hà đang hoạt động.
Ngoại trừ các vụ nổ xảy ra trong thời gian ngắn và mạnh mẽ như siêu tân tinh và bùng nổ tia gamma, thì chuẩn tinh là thiên thể sáng nhất trên vũ trụ.
Chúng tồn tại nhờ một hố đen siêu nặng, tức hố đen với một khối lượng hơn một tỉ khối lượng Mặt Trời nằm ở trung tâm của những siêu thiên hà. Tuy nhiên, tự hố đen không thể phát ra sóng vô tuyến hay ánh sáng – ánh sáng thấy được từ chuẩn tinh đến từ một đĩa khí và những ngôi sao gọi là đĩa bồi tụ, cái bao bọc lấy hố đen.
Nhiệt lượng cực lớn và ánh sáng phát ra từ đĩa bồi tụ này do ma sát từ việc vật chất xoáy xung quanh và dần dần rơi vào hố đen.
Nhìn từ Trái Đất, quasar có thể sáng như một ngôi sao cùng thiên hà mặc dù nó ở rất xa. Tất nhiên, nó không phải là sao, mà là một lỗ đen rất mạnh, đang trong cơn đói khát, nuốt vật chất cực nhanh đến mức sáng như sao.
Các nhà khoa học cho biết các quasar đang bắn ra các luồng vật chất khủng khiếp như vậy là rất phổ biến trong vũ trụ sơ khai. Tuy tàn phá thiên hà, nhưng chính sự khuấy động của gió quasar cũng có thể thúc đẩy sự hình thành những ngôi sao mới.
Thực ra, chuẩn tinh là những vật thể xa nhất từng được biết. Nhờ vậy cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu chi tiết về các thiên hà xa xôi quá yếu ớt để nhìn thấy trực tiếp.
Khi một luồng vật chất do chuẩn tinh phát ra tương tác với khí gas xung quanh thiên hà, sóng vô tuyến sẽ được phát ra – gọi là thùy vô tuyến – và có thể quan sát bằng kính thiên văn vô tuyến.