2 cá thể động vật quý hiếm được thả về rừng gồm: 1 cá thể khỉ đuôi dài (tên khoa học là Macaca fascicularis), trọng lượng 20 kg và 1 cá thể khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta zimmermann), trọng lượng 0,7 kg.Trước đó, 2 cá thể khỉ quý hiếm này được ông Nguyễn Đức Thiệp và ông Nguyễn Văn Phong (cùng tỉnh Bắc Ninh) tự nguyện nộp cho Hạt Kiểm lâm Gia Thuận (thuộc Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh).Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) có đuôi dài gần bằng hoặc hơn chiều dài cơ thể. Chúng là loài có đuôi dài nhất. Lông chúng thường có màu xám đến nâu đỏ. Màu lông phía sau nhạt hơn, và lông trên đầu mọc hướng về sau.Khỉ đuôi dài thường có mào. Mặt có màu hồng. Con đực lớn thường có hai chỏm lông trắng trên miệng như bộ ria. Con cái có lông quanh mồm thưa hơn. Con non sinh ra có màu đen.Thức ăn chủ yếu của khỉ đuôi dài là quả, hạt, nõn cây, lá và động vật như côn trùng, ếch, nhái, cua…. Chúng hoạt động vào ban ngày và trên cây. Loài này bơi rất giỏi và thường nhảy xuống nước từ cành cây.Khỉ đuôi dài nằm trong phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nó cũng thuộc nhóm IIB, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Ở Việt Nam, khỉ vàng còn có các tên khác: khỉ đỏ đít, khỉ đàn (tiếng Việt), Tu lình, Tăng kè (tiếng Tày), Bộc (tiếng Mường), Tu lình đeng (tiếng Thái), Lia pả tra (tiếng Mông).Loài khỉ này toàn thân có màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân có màu nâu nhạt hơn phía trước.Đuôi của khỉ vàng có độ dài trung bình ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu và thân, được phủ một lớp lông tốt. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông.Khỉ vàng được sử dụng trong sản xuất vắc xin chống bệnh bại liệt trẻ em, làm vật mẫu, đối tượng nghiên cứu khoa học. Hiện nay đã được Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội (Bộ Y tế) tổ chức nhận nuôi tại Đảo Rều (Quảng Ninh) với số lượng hàng nghìn con để sản xuất vắc xin.Trước năm 1975, khỉ vàng rất phổ biến ở các khu rừng các tỉnh phía Bắc tới Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng >20.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng 50.Khỉ vàng đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ).Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
2 cá thể động vật quý hiếm được thả về rừng gồm: 1 cá thể khỉ đuôi dài (tên khoa học là Macaca fascicularis), trọng lượng 20 kg và 1 cá thể khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta zimmermann), trọng lượng 0,7 kg.
Trước đó, 2 cá thể khỉ quý hiếm này được ông Nguyễn Đức Thiệp và ông Nguyễn Văn Phong (cùng tỉnh Bắc Ninh) tự nguyện nộp cho Hạt Kiểm lâm Gia Thuận (thuộc Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh).
Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) có đuôi dài gần bằng hoặc hơn chiều dài cơ thể. Chúng là loài có đuôi dài nhất. Lông chúng thường có màu xám đến nâu đỏ. Màu lông phía sau nhạt hơn, và lông trên đầu mọc hướng về sau.
Khỉ đuôi dài thường có mào. Mặt có màu hồng. Con đực lớn thường có hai chỏm lông trắng trên miệng như bộ ria. Con cái có lông quanh mồm thưa hơn. Con non sinh ra có màu đen.
Thức ăn chủ yếu của khỉ đuôi dài là quả, hạt, nõn cây, lá và động vật như côn trùng, ếch, nhái, cua…. Chúng hoạt động vào ban ngày và trên cây. Loài này bơi rất giỏi và thường nhảy xuống nước từ cành cây.
Khỉ đuôi dài nằm trong phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nó cũng thuộc nhóm IIB, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Ở Việt Nam, khỉ vàng còn có các tên khác: khỉ đỏ đít, khỉ đàn (tiếng Việt), Tu lình, Tăng kè (tiếng Tày), Bộc (tiếng Mường), Tu lình đeng (tiếng Thái), Lia pả tra (tiếng Mông).
Loài khỉ này toàn thân có màu nâu vàng. Con trưởng thành mặt có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân có màu nâu nhạt hơn phía trước.
Đuôi của khỉ vàng có độ dài trung bình ngắn hơn 3/4 chiều dài đầu và thân, được phủ một lớp lông tốt. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông.
Khỉ vàng được sử dụng trong sản xuất vắc xin chống bệnh bại liệt trẻ em, làm vật mẫu, đối tượng nghiên cứu khoa học. Hiện nay đã được Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội (Bộ Y tế) tổ chức nhận nuôi tại Đảo Rều (Quảng Ninh) với số lượng hàng nghìn con để sản xuất vắc xin.
Trước năm 1975, khỉ vàng rất phổ biến ở các khu rừng các tỉnh phía Bắc tới Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng >20.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng 50.
Khỉ vàng đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ).