Trong những năm qua, những câu chuyện về loài " rắn thần" có mào trên đầu thỉnh thoảng xuất hiện ở đền, chùa thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo các câu chuyện được lan truyền rộng rãi trong dân gian, những con "rắn thần" có mào đỏ như mào gà. Chúng được cho là người canh giữ, bảo vệ đền, chùa hay miếu thờ. Những con "rắn thần" không cắn người nhưng khiến mọi người khiếp sợ, không ai dám làm hại chúng.Trước những câu chuyện về loài "rắn thần" có mào trên, nhiều chuyên gia, nhà khoa học vào cuộc tìm hiểu nhằm giải mã bí ẩn về nó. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy trên thế giới, cũng như ở Việt Nam chưa ghi nhận có bất cứ loài rắn nào có mào ở trên đầu.Các nhà khoa học chỉ ghi nhận một loài rắn đặc biệt có sừng là rắn lục sừng Fansipan. Tên Latinh của loài này là Trimeresurus cornutus, họ: Viperidae. Chiếc sừng của loài rắn này không phải nhú từ trong đầu ra mà hình thành từ lớp vẩy dầy trên hai mí mắt của chúng.
Do vậy, nhiều chuyên gia cho hay không có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào cho thấy trên Trái đất có loài rắn có mào đỏ như mào gà trên đầu như các câu chuyện lan truyền trong dân gian.Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng, những câu chuyện về "rắn thần" chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng đơn thuần. "Tôi chưa thấy hình ảnh nào chứng minh sự tồn tại có thật của loài rắn có mào mà dân gian gọi là "rắn thần"", Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói.Tương tự, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình cho hay những câu chuyện về "rắn thần" là chuyện đồn thổi. Những câu chuyện này do có người cố tình thêu dệt nên để đẩy sự tập trung của mọi người vào sự tín ngưỡng nào đấy, hoặc chỉ đơn giản tạo ra sự hấp dẫn, bịa đặt như thật của một câu chuyện hoang đường. Đó là ý đồ của người tạo dựng những câu chuyện gắn với một loài vật không có thật là rắn thần. (Ảnh trong bài chỉ mang tính tham khảo).Mời độc giả xem video: Đang ngủ trong nhà, cô gái trẻ bị rắn cạp nia cắn t.ử v.o.n.g ở Nghệ An. Nguồn: THDT.
Trong những năm qua, những câu chuyện về loài " rắn thần" có mào trên đầu thỉnh thoảng xuất hiện ở đền, chùa thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo các câu chuyện được lan truyền rộng rãi trong dân gian, những con "rắn thần" có mào đỏ như mào gà. Chúng được cho là người canh giữ, bảo vệ đền, chùa hay miếu thờ.
Những con "rắn thần" không cắn người nhưng khiến mọi người khiếp sợ, không ai dám làm hại chúng.
Trước những câu chuyện về loài "rắn thần" có mào trên, nhiều chuyên gia, nhà khoa học vào cuộc tìm hiểu nhằm giải mã bí ẩn về nó. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy trên thế giới, cũng như ở Việt Nam chưa ghi nhận có bất cứ loài rắn nào có mào ở trên đầu.
Các nhà khoa học chỉ ghi nhận một loài rắn đặc biệt có sừng là rắn lục sừng Fansipan. Tên Latinh của loài này là Trimeresurus cornutus, họ: Viperidae. Chiếc sừng của loài rắn này không phải nhú từ trong đầu ra mà hình thành từ lớp vẩy dầy trên hai mí mắt của chúng.
Do vậy, nhiều chuyên gia cho hay không có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào cho thấy trên Trái đất có loài rắn có mào đỏ như mào gà trên đầu như các câu chuyện lan truyền trong dân gian.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng, những câu chuyện về "rắn thần" chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng đơn thuần. "Tôi chưa thấy hình ảnh nào chứng minh sự tồn tại có thật của loài rắn có mào mà dân gian gọi là "rắn thần"", Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói.
Tương tự, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình cho hay những câu chuyện về "rắn thần" là chuyện đồn thổi. Những câu chuyện này do có người cố tình thêu dệt nên để đẩy sự tập trung của mọi người vào sự tín ngưỡng nào đấy, hoặc chỉ đơn giản tạo ra sự hấp dẫn, bịa đặt như thật của một câu chuyện hoang đường. Đó là ý đồ của người tạo dựng những câu chuyện gắn với một loài vật không có thật là rắn thần. (Ảnh trong bài chỉ mang tính tham khảo).
Mời độc giả xem video: Đang ngủ trong nhà, cô gái trẻ bị rắn cạp nia cắn t.ử v.o.n.g ở Nghệ An. Nguồn: THDT.