Trên tạp chí Science, nhà sinh thái học hành vi Won Young Lee thuộc Viện Nghiên cứu địa cực Hàn Quốc công bố kết quả nghiên cứu về thói quen ngủ trong mùa sinh sản của chim cánh cụt chinstrap (có tên khoa học Pygoscelis antarcticus).Trên tạp chí Science, nhà sinh thái học hành vi Won Young Lee thuộc Viện Nghiên cứu địa cực Hàn Quốc công bố kết quả nghiên cứu về thói quen ngủ trong mùa sinh sản của chim cánh cụt chinstrap (có tên khoa học Pygoscelis antarcticus).Sau đó, ông Won Young Lee đã hợp tác với nhà sinh lý học về giấc ngủ Paul-Antoine Libourel thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học thần kinh Lyon (Pháp) để giải mã bí ẩn về giấc ngủ của loài chim cánh cụt chinstrap.Kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu của nhóm chuyên gia cho thấy vào mùa sinh sản, chim cánh cụt chinstrap có giấc ngủ vô cùng đặc biệt.Theo nhóm nghiên cứu, mỗi con chim cánh cụt chinstrap ngủ trung bình hơn 600 giấc mỗi giờ và mỗi lần chợp mắt trung bình chỉ 4 giây. Thậm chí, đôi khi chúng ngủ chỉ với nửa bộ não.Tổng cộng, nhóm chuyên gia phát hiện mỗi ngày một con chim cánh cụt ngủ khoảng 10.000 lần. Số lần ngủ này tương đương hơn 11 giờ ngủ cho mỗi bán cầu não của chim cánh cụt chinstrap.Chim cánh cụt chinstrap có thói quen ngủ "độc, lạ" như vậy nhưng vẫn cân bằng được nhu cầu để cho bộ não nghỉ ngơi và nhu cầu hoạt động mùa sinh sản.Trong mùa sinh sản, chim cánh cụt chinstrap thường phải cảnh giác cao độ để bảo vệ trứng, đặc biệt trước những kẻ thù như chim Stercorarius antarcticus. Ngoài ra, chúng thường rất ồn ào, có khi hỗn loạn nên giấc ngủ dễ bị gián đoạn.Mời độc giả xem video: Loài động vật xấu xí nhất thế giới khiến nhiều người ám ảnh.
Trên tạp chí Science, nhà sinh thái học hành vi Won Young Lee thuộc Viện Nghiên cứu địa cực Hàn Quốc công bố kết quả nghiên cứu về thói quen ngủ trong mùa sinh sản của chim cánh cụt chinstrap (có tên khoa học Pygoscelis antarcticus).
Trên tạp chí Science, nhà sinh thái học hành vi Won Young Lee thuộc Viện Nghiên cứu địa cực Hàn Quốc công bố kết quả nghiên cứu về thói quen ngủ trong mùa sinh sản của chim cánh cụt chinstrap (có tên khoa học Pygoscelis antarcticus).
Sau đó, ông Won Young Lee đã hợp tác với nhà sinh lý học về giấc ngủ Paul-Antoine Libourel thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học thần kinh Lyon (Pháp) để giải mã bí ẩn về giấc ngủ của loài chim cánh cụt chinstrap.
Kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu của nhóm chuyên gia cho thấy vào mùa sinh sản, chim cánh cụt chinstrap có giấc ngủ vô cùng đặc biệt.
Theo nhóm nghiên cứu, mỗi con chim cánh cụt chinstrap ngủ trung bình hơn 600 giấc mỗi giờ và mỗi lần chợp mắt trung bình chỉ 4 giây. Thậm chí, đôi khi chúng ngủ chỉ với nửa bộ não.
Tổng cộng, nhóm chuyên gia phát hiện mỗi ngày một con chim cánh cụt ngủ khoảng 10.000 lần. Số lần ngủ này tương đương hơn 11 giờ ngủ cho mỗi bán cầu não của chim cánh cụt chinstrap.
Chim cánh cụt chinstrap có thói quen ngủ "độc, lạ" như vậy nhưng vẫn cân bằng được nhu cầu để cho bộ não nghỉ ngơi và nhu cầu hoạt động mùa sinh sản.
Trong mùa sinh sản, chim cánh cụt chinstrap thường phải cảnh giác cao độ để bảo vệ trứng, đặc biệt trước những kẻ thù như chim Stercorarius antarcticus. Ngoài ra, chúng thường rất ồn ào, có khi hỗn loạn nên giấc ngủ dễ bị gián đoạn.
Mời độc giả xem video: Loài động vật xấu xí nhất thế giới khiến nhiều người ám ảnh.