Chuột lemmut
Chuột lemmut có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết giá lạnh nhờ bộ lông cực kì dày của chúng. Nhìn từ xa, loài động vật hoang dã này trông giống như một quả bóng nhỏ bằng bông vậy. Mùa đông đến, chuột lemmut sẽ vùi mình vào trong tuyết, tuyết sẽ chặn không khí lạnh và trở thành một “cái kén” an toàn cho nó trú ngụ, vừa tránh khỏi cái rét, vừa tránh được kẻ thù. Nguồn: conservationinstituteThỏ Bắc Cực
Thỏ Bắc Cực có thể sống ở những nơi lạnh giá. Chúng thường di chuyển cùng với cả đàn gồm hàng trăm con vừa để giữ ấm vừa để bảo vệ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi nghe thấy một tiếng động lạ là tất cả sẽ chạy tán loạn khắp nơi. Nguồn: conservationinstituteSóc đất Bắc Cực
Cùng với chuột lemmut và thỏ Bắc Cực thì sóc đất Bắc Cực cũng có tên trong danh sách những động vật chịu lạnh tốt nhất. Trước khi mùa đông đến, chúng đào những cái hang và gia cố bằng lông của bò xạ hương, lá cây và địa y. Khi ngủ, nhiệt độ cơ thể của nó giảm mạnh và nhịp tim cũng chậm lại. Sóc đất Bắc Cực có thể thích nghi với cái lạnh bằng cách rơi vào trạng thái thực vật. Thời gian ngủ đông của nó kéo dài tới 7 tháng. Nguồn: conservationinstituteBò xạ hương
Bò xạ hương đặc trưng với bộ lông xù, dài và cặp sừng nhỏ. Chính nhờ bộ lông dày và dài này mà nó có thể giữ ấm được cơ thể trong điều kiện thời tiết giá lạnh tới -40 độ C. Nguồn: conservationinstituteSói lãnh nguyên và Bắc Cực
Sói lãnh nguyên và Bắc Cực có một số điểm tiến hóa khác với các loài sói khác như: chân ngắn hơn, tai nhỏ và tròn hơn, mõm ngắn hơn. Tất cả những đặc điểm này giúp chúng giảm được sự mất nhiệt cơ thể. Ngoài ra, loài sói này còn có lớp lông dài và lớp lông măng dày, giúp giữ ấm cơ thể. Nguồn: conservationinstituteGấu trắng Bắc Cực
Ngoài bộ lông dày và không thấm nước, gấu Bắc Cực còn có lớp mỡ dày đến 10cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40 °C. Chúng không có lông mi, vì lông mi có thể gây đóng băng trên mắt khi nhiệt độ dưới 0 °C. Nguồn: conservationinstitute Mời quý vị xem video: Thích thú những hình ảnh động vật vui nhộn
Chuột lemmut
Chuột lemmut có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết giá lạnh nhờ bộ lông cực kì dày của chúng. Nhìn từ xa, loài động vật hoang dã này trông giống như một quả bóng nhỏ bằng bông vậy. Mùa đông đến, chuột lemmut sẽ vùi mình vào trong tuyết, tuyết sẽ chặn không khí lạnh và trở thành một “cái kén” an toàn cho nó trú ngụ, vừa tránh khỏi cái rét, vừa tránh được kẻ thù. Nguồn: conservationinstitute
Thỏ Bắc Cực
Thỏ Bắc Cực có thể sống ở những nơi lạnh giá. Chúng thường di chuyển cùng với cả đàn gồm hàng trăm con vừa để giữ ấm vừa để bảo vệ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi nghe thấy một tiếng động lạ là tất cả sẽ chạy tán loạn khắp nơi. Nguồn: conservationinstitute
Sóc đất Bắc Cực
Cùng với chuột lemmut và thỏ Bắc Cực thì sóc đất Bắc Cực cũng có tên trong danh sách những động vật chịu lạnh tốt nhất. Trước khi mùa đông đến, chúng đào những cái hang và gia cố bằng lông của bò xạ hương, lá cây và địa y. Khi ngủ, nhiệt độ cơ thể của nó giảm mạnh và nhịp tim cũng chậm lại. Sóc đất Bắc Cực có thể thích nghi với cái lạnh bằng cách rơi vào trạng thái thực vật. Thời gian ngủ đông của nó kéo dài tới 7 tháng. Nguồn: conservationinstitute
Bò xạ hương
Bò xạ hương đặc trưng với bộ lông xù, dài và cặp sừng nhỏ. Chính nhờ bộ lông dày và dài này mà nó có thể giữ ấm được cơ thể trong điều kiện thời tiết giá lạnh tới -40 độ C. Nguồn: conservationinstitute
Sói lãnh nguyên và Bắc Cực
Sói lãnh nguyên và Bắc Cực có một số điểm tiến hóa khác với các loài sói khác như: chân ngắn hơn, tai nhỏ và tròn hơn, mõm ngắn hơn. Tất cả những đặc điểm này giúp chúng giảm được sự mất nhiệt cơ thể. Ngoài ra, loài sói này còn có lớp lông dài và lớp lông măng dày, giúp giữ ấm cơ thể. Nguồn: conservationinstitute
Gấu trắng Bắc Cực
Ngoài bộ lông dày và không thấm nước, gấu Bắc Cực còn có lớp mỡ dày đến 10cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40 °C. Chúng không có lông mi, vì lông mi có thể gây đóng băng trên mắt khi nhiệt độ dưới 0 °C. Nguồn: conservationinstitute
Mời quý vị xem video: Thích thú những hình ảnh động vật vui nhộn