Ông Dương Văn Khá, sống tại xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, đã phát hiện một cá thể kỳ đà hoa nặng quý hiếm gần 8kg bò lên sân nhà mình từ kênh Sa Rài. (Ảnh: Báo Nhân dâm)Thay vì bán con vật với giá cao, ông Khá đã quyết định giao nộp cho chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm để chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Hành động của ông Khá được đánh giá cao, góp phần bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cho khu bảo tồn này. (Ảnh: iNaturalist)Kỳ đà hoa có tên khoa học là Varanus bengalensis. (Ảnh: animaldiversity)Chúng thường sống trong các kênh rạch, đầm lầy, cống rãnh hoặc ao hồ. Đôi khi chúng đi vào các khu vườn của người dân. (Ảnh: animaldiversity)Khi trưởng thành, mỗi cá thể kỳ đà hoa có thể có chiều dài cơ thể lên tới hơn 3m. (Ảnh: The Reptile Database)Thức ăn chủ yếu của kỳ đà hoa gồm: cá, rắn, ếch nhái và thức ăn thừa của con người. (Ảnh: The Reptile Database)Kỳ đà hoa trở nên hung dữ khi cảm thấy bị đe dọa. Vết cắn của loài động vật này có chứa nọc độc nhẹ, đôi khi mang vi khuẩn gây hại. Do vậy, nếu bị kỳ đà hoa cắn thì người dân cần phải tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, kịp thời chữa trị nếu cần thiết. (Ảnh: inaturalist)Kỳ đà hoa có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới, nằm trong danh mục cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt. (Ảnh: inaturalist)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.
Ông Dương Văn Khá, sống tại xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, đã phát hiện một cá thể kỳ đà hoa nặng quý hiếm gần 8kg bò lên sân nhà mình từ kênh Sa Rài. (Ảnh: Báo Nhân dâm)
Thay vì bán con vật với giá cao, ông Khá đã quyết định giao nộp cho chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm để chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Hành động của ông Khá được đánh giá cao, góp phần bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cho khu bảo tồn này. (Ảnh: iNaturalist)
Kỳ đà hoa có tên khoa học là Varanus bengalensis. (Ảnh: animaldiversity)
Chúng thường sống trong các kênh rạch, đầm lầy, cống rãnh hoặc ao hồ. Đôi khi chúng đi vào các khu vườn của người dân. (Ảnh: animaldiversity)
Khi trưởng thành, mỗi cá thể kỳ đà hoa có thể có chiều dài cơ thể lên tới hơn 3m. (Ảnh: The Reptile Database)
Thức ăn chủ yếu của kỳ đà hoa gồm: cá, rắn, ếch nhái và thức ăn thừa của con người. (Ảnh: The Reptile Database)
Kỳ đà hoa trở nên hung dữ khi cảm thấy bị đe dọa. Vết cắn của loài động vật này có chứa nọc độc nhẹ, đôi khi mang vi khuẩn gây hại. Do vậy, nếu bị kỳ đà hoa cắn thì người dân cần phải tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, kịp thời chữa trị nếu cần thiết. (Ảnh: inaturalist)
Kỳ đà hoa có tên trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới, nằm trong danh mục cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt. (Ảnh: inaturalist)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.