Nằm tại Hạt Kiểm lâm Sông Fremont của Vườn quốc gia Fishlake ở rìa phía Tây của Cao nguyên Colorado, bang Utah, Mỹ, rừng cây dương Pando được coi là sinh vật lớn nhất còn tồn tại trên quả đất.Trên thực tế, đây không phải một khu rừng thực sự mà là một tập đoàn bản sao của một cá thể cây dương lá rung (Populus tremuloides), được xác định là một sinh vật sống đơn lẻ bởi các dấu hiệu di truyền giống hệt nhau.Mang cái tên có nghĩa là "Tôi lan ra" trong tiếng Latin, cây Pando cư ngụ trên một diện tích rộng 43,6 hécta và ước tính nặng 6.000 tấn, khiến nó trở thành sinh vật nặng nhất từng được biết đến.Bên dưới lòng đất, Pando có một hệ thống rễ ngầm khổng lồ, từ đó hơn 40.000 thân cây mọc lên. Mỗi thân cây riêng lẻ thường không sống quá 100–130 năm. Chúng liên tục được thay mới bằng các cây con.Do sự thay thế liên tục của các thân cây này, không thể xác định tuổi tổng thể của Pando từ các vòng tăng trưởng. Do vậy, có nhiều ước tính khác nhau về tuổi thọ của quần thể Pando.Dù một số người tin rằng Pando đã tồn tại hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu năm, các nhà khoa học cho biết quần thể cây này chỉ có thể hình thành và phát triển sau kỷ băng hà cuối cùng.Độ tuổi của Pando vì vậy không thể quá 16.000 năm, và con số khả dĩ nhất là xấp xỉ 12.000 năm. Điều này khiến Pando nằm trong danh sách những sinh vật lâu đời nhất còn sống trên Trái đất.Hệ thống rễ lan rộng là đặc tính phổ biến ở các cây dương lá rung, nhưng kích thước và niên đại của Pando đã làm cho nó trở nên độc nhất vô nhị.Mặc dù cây dương lá rung có thể sinh sản qua hạt, nhưng chúng hiếm khi phát triển từ hạt vì quá trình thụ phấn ít xảy ra do cây đơn lẻ thường chỉ có một giới tính. Được biết, Pando là cây đực.Quần thể cây đặc biệt này được phát hiện lần đầu vào năm 1976. Năm 1992, nó là được đặt tên là Pando cùng lời tuyên bố đây là sinh vật lớn nhất thế giới tính theo trọng lượng.Việc lấy mẫu và phân tích gene vào năm 2008 xác nhận Pando là một sinh vật sinh sản vô tính đơn lẻ. Bản đánh giá toàn diện đầu tiên về tình trạng của Pando hoàn thành vào năm 2018.Những thập niên gần đây, Pando đã phải đối mặt với sự suy thoái, chủ yếu do hoạt động kiếm ăn của gia súc và hươu nai hoang dã khiến các thân non mọc không đủ để bù đắp cho những thân cây chết.Ngoài ra, sự tồn tại của Pando còn bị đe dọa bởi những nguy cơ khác như hạn hán, cháy rừng và các tác động không mong muốn khác từ con người.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Nằm tại Hạt Kiểm lâm Sông Fremont của Vườn quốc gia Fishlake ở rìa phía Tây của Cao nguyên Colorado, bang Utah, Mỹ, rừng cây dương Pando được coi là sinh vật lớn nhất còn tồn tại trên quả đất.
Trên thực tế, đây không phải một khu rừng thực sự mà là một tập đoàn bản sao của một cá thể cây dương lá rung (Populus tremuloides), được xác định là một sinh vật sống đơn lẻ bởi các dấu hiệu di truyền giống hệt nhau.
Mang cái tên có nghĩa là "Tôi lan ra" trong tiếng Latin, cây Pando cư ngụ trên một diện tích rộng 43,6 hécta và ước tính nặng 6.000 tấn, khiến nó trở thành sinh vật nặng nhất từng được biết đến.
Bên dưới lòng đất, Pando có một hệ thống rễ ngầm khổng lồ, từ đó hơn 40.000 thân cây mọc lên. Mỗi thân cây riêng lẻ thường không sống quá 100–130 năm. Chúng liên tục được thay mới bằng các cây con.
Do sự thay thế liên tục của các thân cây này, không thể xác định tuổi tổng thể của Pando từ các vòng tăng trưởng. Do vậy, có nhiều ước tính khác nhau về tuổi thọ của quần thể Pando.
Dù một số người tin rằng Pando đã tồn tại hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu năm, các nhà khoa học cho biết quần thể cây này chỉ có thể hình thành và phát triển sau kỷ băng hà cuối cùng.
Độ tuổi của Pando vì vậy không thể quá 16.000 năm, và con số khả dĩ nhất là xấp xỉ 12.000 năm. Điều này khiến Pando nằm trong danh sách những sinh vật lâu đời nhất còn sống trên Trái đất.
Hệ thống rễ lan rộng là đặc tính phổ biến ở các cây dương lá rung, nhưng kích thước và niên đại của Pando đã làm cho nó trở nên độc nhất vô nhị.
Mặc dù cây dương lá rung có thể sinh sản qua hạt, nhưng chúng hiếm khi phát triển từ hạt vì quá trình thụ phấn ít xảy ra do cây đơn lẻ thường chỉ có một giới tính. Được biết, Pando là cây đực.
Quần thể cây đặc biệt này được phát hiện lần đầu vào năm 1976. Năm 1992, nó là được đặt tên là Pando cùng lời tuyên bố đây là sinh vật lớn nhất thế giới tính theo trọng lượng.
Việc lấy mẫu và phân tích gene vào năm 2008 xác nhận Pando là một sinh vật sinh sản vô tính đơn lẻ. Bản đánh giá toàn diện đầu tiên về tình trạng của Pando hoàn thành vào năm 2018.
Những thập niên gần đây, Pando đã phải đối mặt với sự suy thoái, chủ yếu do hoạt động kiếm ăn của gia súc và hươu nai hoang dã khiến các thân non mọc không đủ để bù đắp cho những thân cây chết.
Ngoài ra, sự tồn tại của Pando còn bị đe dọa bởi những nguy cơ khác như hạn hán, cháy rừng và các tác động không mong muốn khác từ con người.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.