Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers of Physics, bộ não con người và vũ trụ là hai hệ thống tự nhiên phức tạp nhất.Nhà vật lý thiên văn người Ý là Franco Vazza (thuộc Đại học Bologna) và nhà giải phẫu thần kinh Alberto Feletti (thuộc Đại học Verona) đã công bố một loạt sự tương đồng giữa: mạng lưới thần kinh trong não người và mạng lưới thiên hà trong vũ trụ.Về cơ bản, quy mô và và kích thước của 2 cấu trúc này khác nhau khoảng 27 bậc độ lớn (một tỷ tỷ tỷ). Nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ phức tạp và khả năng tự tổ chức của mạng lưới thần kinh và mạng lưới thiên hà có nhiều đặc điểm tương tự nhau.Bộ não con người hoạt động nhờ vào một mạng lưới thần kinh rộng lớn với khoảng 69 tỷ tế bào thần kinh. Còn vũ trụ có thể quan sát được bao gồm ít nhất 100 tỷ thiên hà. Đặc biệt, cả hai hệ thống được sắp xếp trong các mạng lưới được định hình rõ ràng.Các thiên hà (và các tế bào thần kinh) kết nối với nhau thông qua một mạng lưới phức tạp, trải dọc theo các mạch dài đan chéo nhau và những mối nối/nút liên kết. Những cấu trúc dạng nút lan tỏa như thế này đều xuất hiện ở cả vũ trụ và bộ não người.Tế bào thần kinh và thiên hà, được sắp xếp dưới dạng sợi dài và nút, chỉ chiếm khoảng 30% khối lượng của các hệ thống, còn 70% là các thành phần thụ động - nước trong não và năng lượng tối trong vũ trụ quan sát được.Với vũ trụ khả kiến, các thiên hà chỉ chiếm 30% khối lượng. Gần 70% khối lượng còn lại của vũ trụ được tạo thành từ các vật chất được gọi là vật chất tối, vốn không thể quan sát một cách trực tiếp do chúng không phát ra ánh sáng hay năng lượng.Các nhà khoa học cũng đánh giá các thông số đặc trưng cho cả mạng nơ-ron và mạng vũ trụ - số lượng kết nối trung bình tại mỗi nút và xu hướng nhiều kết nối tụ lại tại các nút trung tâm trong mạng - một lần nữa họ nhận thấy mức độ tương đồng cao bất ngờ.Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra sự tương đồng về khả năng ghi nhớ, nghĩa là toàn bộ phần thông tin được lưu trữ trong não người (ví dụ, toàn bộ kinh nghiệm sống của một người) cũng tương tự như cách vũ trụ phân bổ phân bổ các thiên hà trong không gian rộng lớn.Tất nhiên điều này không có nghĩa là vũ trụ là một bộ não khổng lồ có khả năng tri giác. Mặc dù vậy, nó gợi ý rằng các quy luật chi phối sự phát triển cấu trúc của cả hai có thể giống nhau."Có khả năng các kết nối trong các mạng lưới này phát triển theo các nguyên tắc vật lý tương tự, bất chấp sự khác biệt rõ ràng và nổi bật giữa các lực vật lý điều chỉnh sự phân bố của các thiên hà và tế bào thần kinh", nhà giải phẫu thần kinh Alberto Feletti giải thích.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers of Physics, bộ não con người và vũ trụ là hai hệ thống tự nhiên phức tạp nhất.
Nhà vật lý thiên văn người Ý là Franco Vazza (thuộc Đại học Bologna) và nhà giải phẫu thần kinh Alberto Feletti (thuộc Đại học Verona) đã công bố một loạt sự tương đồng giữa: mạng lưới thần kinh trong não người và mạng lưới thiên hà trong vũ trụ.
Về cơ bản, quy mô và và kích thước của 2 cấu trúc này khác nhau khoảng 27 bậc độ lớn (một tỷ tỷ tỷ). Nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ phức tạp và khả năng tự tổ chức của mạng lưới thần kinh và mạng lưới thiên hà có nhiều đặc điểm tương tự nhau.
Bộ não con người hoạt động nhờ vào một mạng lưới thần kinh rộng lớn với khoảng 69 tỷ tế bào thần kinh. Còn vũ trụ có thể quan sát được bao gồm ít nhất 100 tỷ thiên hà. Đặc biệt, cả hai hệ thống được sắp xếp trong các mạng lưới được định hình rõ ràng.
Các thiên hà (và các tế bào thần kinh) kết nối với nhau thông qua một mạng lưới phức tạp, trải dọc theo các mạch dài đan chéo nhau và những mối nối/nút liên kết. Những cấu trúc dạng nút lan tỏa như thế này đều xuất hiện ở cả vũ trụ và bộ não người.
Tế bào thần kinh và thiên hà, được sắp xếp dưới dạng sợi dài và nút, chỉ chiếm khoảng 30% khối lượng của các hệ thống, còn 70% là các thành phần thụ động - nước trong não và năng lượng tối trong vũ trụ quan sát được.
Với vũ trụ khả kiến, các thiên hà chỉ chiếm 30% khối lượng. Gần 70% khối lượng còn lại của vũ trụ được tạo thành từ các vật chất được gọi là vật chất tối, vốn không thể quan sát một cách trực tiếp do chúng không phát ra ánh sáng hay năng lượng.
Các nhà khoa học cũng đánh giá các thông số đặc trưng cho cả mạng nơ-ron và mạng vũ trụ - số lượng kết nối trung bình tại mỗi nút và xu hướng nhiều kết nối tụ lại tại các nút trung tâm trong mạng - một lần nữa họ nhận thấy mức độ tương đồng cao bất ngờ.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra sự tương đồng về khả năng ghi nhớ, nghĩa là toàn bộ phần thông tin được lưu trữ trong não người (ví dụ, toàn bộ kinh nghiệm sống của một người) cũng tương tự như cách vũ trụ phân bổ phân bổ các thiên hà trong không gian rộng lớn.
Tất nhiên điều này không có nghĩa là vũ trụ là một bộ não khổng lồ có khả năng tri giác. Mặc dù vậy, nó gợi ý rằng các quy luật chi phối sự phát triển cấu trúc của cả hai có thể giống nhau.
"Có khả năng các kết nối trong các mạng lưới này phát triển theo các nguyên tắc vật lý tương tự, bất chấp sự khác biệt rõ ràng và nổi bật giữa các lực vật lý điều chỉnh sự phân bố của các thiên hà và tế bào thần kinh", nhà giải phẫu thần kinh Alberto Feletti giải thích.