Công ty hàng không Đức Volocopter hợp tác với Grab - ứng dụng di chuyển phổ biến tại Đông Nam Á, phát triển taxi bay không người lái. Chiếc taxi bay VoloCity là thành quả của 8 năm phát triển của hãng này, với tham vọng về một loại phương tiện thay thế, giảm tình trạng ùn tắc tại các đô thị lớn trên thế giới. Taxi bay của Volocopter lần đầu được thử nghiệm ở thành phố Bruchsal (Đức), sau đó bay thử thành công ở các thành phố như Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất), Helsinki (Phần Lan), Las Vegas và Singapore.Volocity tiên phong cho cuộc cạnh tranh phương tiện trong tương lai, sử dụng năng lượng điện đã được nhen nhóm từ những năm 2010 bởi 2 kỹ sư phần mềm Alexander Zosel và Stephan Wolf.Khi được hỏi về ý tưởng đầy táo bạo này, CEO Florian Reuter đã bày tỏ quan điểm để tạo được sự đột phá, Volocity cần tạo ra một sự khác biệt trong sản phẩm của mình nhằm mang đến cho khách hàng sự tiện lợi tối đa nhất và đó là lý do công nghệ tự vận hành được áp dụng cho Volocity.Chiếc máy bay mini này cất và hạ cánh điện tử, sở hữu 18 cánh quạt và không tạo ra nhiều tiếng ồn. Volocity có thể bay được 35km với vận tốc 110 km/h.Vốn được thiết kế để làm phương tiện vận tải nội ô, bởi vậy Volocity cần có kích thước vừa phải, dễ dàng di chuyển và bay lượn trên bầu trời thành phố. Taxi bay này chỉ có thể chở được 2 người, cùng với hành lý của họ.CEO Reuter cho biết Volocopter có kế hoạch mang taxi bay tới các quốc gia: Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan). Đây là các nước có nhu cầu lớn tại các thành phố này. Ấn Độ và Trung Quốc cũng là những thị trường mà hãng này nhắm đến.Theo ý tưởng của Florian Reuter, hệ thống này sẽ bao gồm 2 cơ sở chính để điều hành quá trình vận hành của hệ thống taxi bay là Volo-Hubs và Volo-Port.Volo-Hubs có chức năng như một trạm dừng của taxi bay. Tại đây, những chiếc taxi bay sẽ được cung cấp nhiên liệu và bảo dưỡng nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra. Sau mỗi 30 giây, một chiếc Volocity khác sẽ được di chuyển đến bãi cất cánh và thực hiện các chuyến bay tiếp theo.Còn Voloport được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau như trên sân thượng của các trung tâm thương mại, các bệnh viện, các cơ quan hành chính quan trọng trong thành phố. Đến năm 2035, mỗi Voloport sự kiến có khả năng đáp ứng 10.000 hành khách mỗi ngày.Đây là một bước tiến lớn nhưng công ty Volocopter còn phải tiếp tục hoàn thiện các cơ sở hạ tầng đáp và cất cánh, và gắn kết vào các hệ thống quản lý không lưu, để khai thác thương mại chiếc taxi bay này.Grab và Volocopter không phải những doanh nghiệp duy nhất "để mắt'' tới dịch vụ taxi bay. Uber cho biết hãng này cũng sẽ hợp tác với một số đối tác và nhà sản xuất ô tô lớn, ra mắt taxi hàng không vào năm 2023.Thử nghiệm thành công taxi bay của Volocopter tại Singapore. Nguồn VOV
Công ty hàng không Đức Volocopter hợp tác với Grab - ứng dụng di chuyển phổ biến tại Đông Nam Á, phát triển taxi bay không người lái. Chiếc taxi bay VoloCity là thành quả của 8 năm phát triển của hãng này, với tham vọng về một loại phương tiện thay thế, giảm tình trạng ùn tắc tại các đô thị lớn trên thế giới.
Taxi bay của Volocopter lần đầu được thử nghiệm ở thành phố Bruchsal (Đức), sau đó bay thử thành công ở các thành phố như Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất), Helsinki (Phần Lan), Las Vegas và Singapore.
Volocity tiên phong cho cuộc cạnh tranh phương tiện trong tương lai, sử dụng năng lượng điện đã được nhen nhóm từ những năm 2010 bởi 2 kỹ sư phần mềm Alexander Zosel và Stephan Wolf.
Khi được hỏi về ý tưởng đầy táo bạo này, CEO Florian Reuter đã bày tỏ quan điểm để tạo được sự đột phá, Volocity cần tạo ra một sự khác biệt trong sản phẩm của mình nhằm mang đến cho khách hàng sự tiện lợi tối đa nhất và đó là lý do công nghệ tự vận hành được áp dụng cho Volocity.
Chiếc máy bay mini này cất và hạ cánh điện tử, sở hữu 18 cánh quạt và không tạo ra nhiều tiếng ồn. Volocity có thể bay được 35km với vận tốc 110 km/h.
Vốn được thiết kế để làm phương tiện vận tải nội ô, bởi vậy Volocity cần có kích thước vừa phải, dễ dàng di chuyển và bay lượn trên bầu trời thành phố. Taxi bay này chỉ có thể chở được 2 người, cùng với hành lý của họ.
CEO Reuter cho biết Volocopter có kế hoạch mang taxi bay tới các quốc gia: Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan). Đây là các nước có nhu cầu lớn tại các thành phố này. Ấn Độ và Trung Quốc cũng là những thị trường mà hãng này nhắm đến.
Theo ý tưởng của Florian Reuter, hệ thống này sẽ bao gồm 2 cơ sở chính để điều hành quá trình vận hành của hệ thống taxi bay là Volo-Hubs và Volo-Port.
Volo-Hubs có chức năng như một trạm dừng của taxi bay. Tại đây, những chiếc taxi bay sẽ được cung cấp nhiên liệu và bảo dưỡng nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra. Sau mỗi 30 giây, một chiếc Volocity khác sẽ được di chuyển đến bãi cất cánh và thực hiện các chuyến bay tiếp theo.
Còn Voloport được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau như trên sân thượng của các trung tâm thương mại, các bệnh viện, các cơ quan hành chính quan trọng trong thành phố. Đến năm 2035, mỗi Voloport sự kiến có khả năng đáp ứng 10.000 hành khách mỗi ngày.
Đây là một bước tiến lớn nhưng công ty Volocopter còn phải tiếp tục hoàn thiện các cơ sở hạ tầng đáp và cất cánh, và gắn kết vào các hệ thống quản lý không lưu, để khai thác thương mại chiếc taxi bay này.
Grab và Volocopter không phải những doanh nghiệp duy nhất "để mắt'' tới dịch vụ taxi bay. Uber cho biết hãng này cũng sẽ hợp tác với một số đối tác và nhà sản xuất ô tô lớn, ra mắt taxi hàng không vào năm 2023.
Thử nghiệm thành công taxi bay của Volocopter tại Singapore. Nguồn VOV