Khi đang đi dạo dọc bờ biển Đảo Skye, một sinh viên ở Scotland đã "đụng độ" quái vật bay chưa từng biết, lớn nhất kỷ Jura. Đó là một "nữ hoàng bầu trời" thuộc nhóm bò sát bay gọi chung là dực long. Nó được đặt tên khoa học là Dearc sgkathanach.Dực long Dearc sgkathanach có sải cánh dài hơn 2,5 mét, có niên đại 170 triệu tuổi, tức thuộc kỷ Jura.Được biết, nó là con dực long lớn nhất kỷ Jura từng được ghi nhận, cho thấy nhóm bò sát quái vật này có thể phát triển lớn hơn nhiều trong kỷ Jura, so với suy nghĩ trước đây.Theo giáo sư Steve Brusatte từ Đại học Edinburghtác giả chính của nghiên cứu cho biết trước đây dực long được cho là trở nên ngoại cỡ từ kỷ Phấn Trắng, khi chúng bắt đầu phải cạnh tranh với các loài chim sơ khai.Nhưng quái vật mới này đã buộc các nhà cổ sinh vật học lật lại lịch sử tiến hóa. Theo các tác giả, hóa thạch trong tình trạng đặc biệt tốt, gần như nguyên sơ, từ xương đến khớp nối gần như hoàn chỉnh, những chiếc răng vẫn giữ nguyên lớp men sáng bóng "như mới chết hôm quaẢnh chụp cắt lớp cho thấy não nó có thùy thị giác lớn, tức thị lực phải cực tốt. Chúng được cho là săn cá và mực để tồn tại.Thằn lằn có cánh, thằn lằn bay hay dực long là một nhóm bò sát biết bay thuộc nhánh/bộ Pterosauria. Chúng sống từ Kỷ Tam Điệp muộn đến cuối kỷ Phấn Trắng (cánh đây từ 210 đến 66 triệu năm).Pterosauria là các động vật có xương sống đầu tiên thích ứng cho bay lượn. Cánh của chúng được cấu tạo bởi một màng da (giống cánh dơi), cơ và các loại tế bào khác kéo dài từ chân đến ngón thứ 4 kéo dài.Các loài cổ nhất có răng hàm dài, đầy đủ trong khi các loài xuất hiện sau có cái đuôi bị thoái hóa bớt, và một số loài không có răng. Một số loài có lớp lông giống như tóc, lớp lông này che phủ thân và một vài phần cánh của chúng.Dực long có đủ loại kích thước khác nhau khi trưởng thành, từ rất nhỏ (như Nemicolopterus) đến rất lớn (như Quetzalcoatlus và Hatzegopteryx).Giải phẫu của loài thằn lằn bay cho thấy sự biến đổi rất cao so với tổ tiên bò sát của chúng để phù hợp cho sự bay lượn. Xương dực long giống xương chim, rỗng và chứa không khí.Chúng có một xương ức cong lưỡi hái phát triển để các cơ bắp hỗ trợ bay có nhiều diện tích để bám vào hơn và một bộ não to chuyên hóa cho sự bay lượn.Mời các bạn xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT.
Khi đang đi dạo dọc bờ biển Đảo Skye, một sinh viên ở Scotland đã "đụng độ" quái vật bay chưa từng biết, lớn nhất kỷ Jura. Đó là một "nữ hoàng bầu trời" thuộc nhóm bò sát bay gọi chung là dực long. Nó được đặt tên khoa học là Dearc sgkathanach.
Dực long Dearc sgkathanach có sải cánh dài hơn 2,5 mét, có niên đại 170 triệu tuổi, tức thuộc kỷ Jura.
Được biết, nó là con dực long lớn nhất kỷ Jura từng được ghi nhận, cho thấy nhóm bò sát quái vật này có thể phát triển lớn hơn nhiều trong kỷ Jura, so với suy nghĩ trước đây.
Theo giáo sư Steve Brusatte từ Đại học Edinburghtác giả chính của nghiên cứu cho biết trước đây dực long được cho là trở nên ngoại cỡ từ kỷ Phấn Trắng, khi chúng bắt đầu phải cạnh tranh với các loài chim sơ khai.
Nhưng quái vật mới này đã buộc các nhà cổ sinh vật học lật lại lịch sử tiến hóa. Theo các tác giả, hóa thạch trong tình trạng đặc biệt tốt, gần như nguyên sơ, từ xương đến khớp nối gần như hoàn chỉnh, những chiếc răng vẫn giữ nguyên lớp men sáng bóng "như mới chết hôm qua
Ảnh chụp cắt lớp cho thấy não nó có thùy thị giác lớn, tức thị lực phải cực tốt. Chúng được cho là săn cá và mực để tồn tại.
Thằn lằn có cánh, thằn lằn bay hay dực long là một nhóm bò sát biết bay thuộc nhánh/bộ Pterosauria. Chúng sống từ Kỷ Tam Điệp muộn đến cuối kỷ Phấn Trắng (cánh đây từ 210 đến 66 triệu năm).
Pterosauria là các động vật có xương sống đầu tiên thích ứng cho bay lượn. Cánh của chúng được cấu tạo bởi một màng da (giống cánh dơi), cơ và các loại tế bào khác kéo dài từ chân đến ngón thứ 4 kéo dài.
Các loài cổ nhất có răng hàm dài, đầy đủ trong khi các loài xuất hiện sau có cái đuôi bị thoái hóa bớt, và một số loài không có răng. Một số loài có lớp lông giống như tóc, lớp lông này che phủ thân và một vài phần cánh của chúng.
Dực long có đủ loại kích thước khác nhau khi trưởng thành, từ rất nhỏ (như Nemicolopterus) đến rất lớn (như Quetzalcoatlus và Hatzegopteryx).
Giải phẫu của loài thằn lằn bay cho thấy sự biến đổi rất cao so với tổ tiên bò sát của chúng để phù hợp cho sự bay lượn. Xương dực long giống xương chim, rỗng và chứa không khí.
Chúng có một xương ức cong lưỡi hái phát triển để các cơ bắp hỗ trợ bay có nhiều diện tích để bám vào hơn và một bộ não to chuyên hóa cho sự bay lượn.