Khi đang cùng những người bạn của mình thả câu ở một đầm lầy, người đàn ông bỗng thây cần câu có tín hiệu. Anh cố gắng kéo lên nhưng con cá rất khỏe, do đó những người bạn đã phải nhảy xuống nước để hỗ trợ.Khi con cá được kéo lên khỏi mặt nước thì thật bất ngờ, đó là một con cá rất to có màu sắc khá sặc sỡ như thuỷ quái. Sau đó cả nhóm đã đem về nhà cân lên thì cân nặng của con cá là 4,2 kg.Được biết, con cá "khủng" này là cá lóc bông, có tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes, thuộc bộ cá quả. Hình dáng lóc bông cũng giống như cá lóc, thân dài hình trụ, miệng rộng.Tuy nhiên hơi khác là vảy lưng và đầu màu đen nhạt, phần bụng và hai bên lườn màu trắng, có lẫn những sọc đen mờ, vì thế mới có tên là cá lóc bông.Hàm răng cá lóc bông nhuyễn và sắc bén hơn cả cá lóc, vì vậy, muốn câu nó phải tóm lưỡi câu bằng dây cáp nhỏ, nếu là dây ni lông hay dây gai sẽ bị nó nghiến đứt.Cá lóc bông cũng được coi là loại cá đồng, nhưng chỉ sống ở vùng nước sâu như kênh rạch sông suối, đầm bàu và các ao hồ rộng lớn.Đây là loại cá dữ và rất to con, trọng lượng tối đa có thể đến 20kg, chiều dài lên đến 1,3 m và sống hơn 10 năm.Đặc biệt, cá lóc bông có khả năng sống tốt trong môi trường nước ngọt cũng như nước lợ và cả nước tù đọng và nhiễm phèn. Thức ăn của chúng là mồi sống như cua còng, cá con, ếch nhái…Ở nước ta, cá lóc bông sinh sống chủ yếu ở các vực nước thuộc hệ thống sông Cửu Long ở Nam Bộ hoặc ở một số con sông thuộc Tây Nguyên.Hiện nay, loài cá này còn xuất hiện ở 7 bang của Mỹ như bang Wisconsin, Maryland, và Virginia... do con người du nhập.Thịt cá lóc bông cũng thơm ngon không thua gì thịt cá lóc. Có điều một số ít người không ưa chuộng vì ăn vào bị dị ứng ở da, vì vậy giá bán thường thấp hơn giá cá lóc.Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do số lượng các loại cá lóc ngoài thiên nhiên và nuôi khá nhiều, gần đủ cung ứng với nhu cầu thị trường, nên cá lóc bông thường được xẻ phơi khô, hoặc làm “mắm lóc”, “mắm ruột” ăn cũng rất hấp dẫn.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Khi đang cùng những người bạn của mình thả câu ở một đầm lầy, người đàn ông bỗng thây cần câu có tín hiệu. Anh cố gắng kéo lên nhưng con cá rất khỏe, do đó những người bạn đã phải nhảy xuống nước để hỗ trợ.
Khi con cá được kéo lên khỏi mặt nước thì thật bất ngờ, đó là một con cá rất to có màu sắc khá sặc sỡ như thuỷ quái. Sau đó cả nhóm đã đem về nhà cân lên thì cân nặng của con cá là 4,2 kg.
Được biết, con cá "khủng" này là cá lóc bông, có tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes, thuộc bộ cá quả. Hình dáng lóc bông cũng giống như cá lóc, thân dài hình trụ, miệng rộng.
Tuy nhiên hơi khác là vảy lưng và đầu màu đen nhạt, phần bụng và hai bên lườn màu trắng, có lẫn những sọc đen mờ, vì thế mới có tên là cá lóc bông.
Hàm răng cá lóc bông nhuyễn và sắc bén hơn cả cá lóc, vì vậy, muốn câu nó phải tóm lưỡi câu bằng dây cáp nhỏ, nếu là dây ni lông hay dây gai sẽ bị nó nghiến đứt.
Cá lóc bông cũng được coi là loại cá đồng, nhưng chỉ sống ở vùng nước sâu như kênh rạch sông suối, đầm bàu và các ao hồ rộng lớn.
Đây là loại cá dữ và rất to con, trọng lượng tối đa có thể đến 20kg, chiều dài lên đến 1,3 m và sống hơn 10 năm.
Đặc biệt, cá lóc bông có khả năng sống tốt trong môi trường nước ngọt cũng như nước lợ và cả nước tù đọng và nhiễm phèn. Thức ăn của chúng là mồi sống như cua còng, cá con, ếch nhái…
Ở nước ta, cá lóc bông sinh sống chủ yếu ở các vực nước thuộc hệ thống sông Cửu Long ở Nam Bộ hoặc ở một số con sông thuộc Tây Nguyên.
Hiện nay, loài cá này còn xuất hiện ở 7 bang của Mỹ như bang Wisconsin, Maryland, và Virginia... do con người du nhập.
Thịt cá lóc bông cũng thơm ngon không thua gì thịt cá lóc. Có điều một số ít người không ưa chuộng vì ăn vào bị dị ứng ở da, vì vậy giá bán thường thấp hơn giá cá lóc.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do số lượng các loại cá lóc ngoài thiên nhiên và nuôi khá nhiều, gần đủ cung ứng với nhu cầu thị trường, nên cá lóc bông thường được xẻ phơi khô, hoặc làm “mắm lóc”, “mắm ruột” ăn cũng rất hấp dẫn.