Đập thủy điện Hoover là một trong những công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ. Ban đầu, đập thủy điện Hoover có tên gọi là Boulder. Đập được đổi tên như hiện nay sau đời tổng thống thứ 31 của Mỹ là Herbert Clark Hoover.Nằm ở ranh giới giữa Nevada và Arizona, đập thủy điện Hoover cao 221m. Theo đó, đây là một trong những con đập cao nhất nước Mỹ. Công trình đồ sộ này hoàn thành sau 5 năm xây dựng với sự tham gia của khoảng 21.000 công nhân.Một trong những kỳ tích kỹ thuật ấn tượng nhất phải kể tới quá trình xây dựng nền móng của đập thủy điện Hoover. Cụ thể, con đập nằm trên đá cứng trong khi lòng sông Colorado lại tạo thành từ cát và sỏi với kết cấu rời rạc. Do vậy, để đảm bảo tính ổn định, đội ngũ công nhân phải đào sâu xuống tiếp cận lớp đá rắn rồi mới xây móng trên đó.Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, đập Hoover cung cấp điện cho các bang xung quanh, giúp kiểm soát lũ lụt, thậm chí đóng vai trò như một cây cầu bắc qua sông Colorado.Đập thủy điện Hoover tạo ra nguồn năng lượng đủ dùng cho 1,3 triệu người mỗi năm. Theo các chuyên gia, đập Hoover đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Las Vegas nổi tiếng nước Mỹ.Ngoài ra, đập Hoover còn cung cấp nguồn nước tưới tiêu khổng lồ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực tây nam nước Mỹ.Được trang bị một số công nghệ tiên tiến, đập Hoover còn gây ấn tượng với công chúng bởi kiến trúc ấn tượng, bao gồm đập vòm với độ dốc nghiêng rất hấp dẫn về mặt thị giác.Một trong những điểm thu hút khách du lịch khi ghé thăm đập Hoover đó là chứng kiến hiện tượng lạ đi ngược lại quy luật vật lý: nước chảy ngược lên trên.Khi du khách lên đỉnh đập Hoover và cầm chai nước đổ xuống, nước sẽ không chảy xuôi xuống mà sẽ bay ngược lên tung tóe. Các chuyên gia lý giải hiện tượng nước chảy ngược ở đập Hoover xảy ra là do những luồng gió cực mạnh hình thành trong thiết kế đập hình vòm theo hướng đi lên.Mỗi năm, hàng chục du khách ghé thăm đập Hoover để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, ấn tượng của công trình này cũng như hiện tượng độc đáo đi ngược lại quy luật vật lý.Mời độc giả xem video: Hàng loạt thủy điện dừng hoạt động, có thể cắt điện bất cứ lúc nào?
Đập thủy điện Hoover là một trong những công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ. Ban đầu, đập thủy điện Hoover có tên gọi là Boulder. Đập được đổi tên như hiện nay sau đời tổng thống thứ 31 của Mỹ là Herbert Clark Hoover.
Nằm ở ranh giới giữa Nevada và Arizona, đập thủy điện Hoover cao 221m. Theo đó, đây là một trong những con đập cao nhất nước Mỹ. Công trình đồ sộ này hoàn thành sau 5 năm xây dựng với sự tham gia của khoảng 21.000 công nhân.
Một trong những kỳ tích kỹ thuật ấn tượng nhất phải kể tới quá trình xây dựng nền móng của đập thủy điện Hoover. Cụ thể, con đập nằm trên đá cứng trong khi lòng sông Colorado lại tạo thành từ cát và sỏi với kết cấu rời rạc. Do vậy, để đảm bảo tính ổn định, đội ngũ công nhân phải đào sâu xuống tiếp cận lớp đá rắn rồi mới xây móng trên đó.
Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, đập Hoover cung cấp điện cho các bang xung quanh, giúp kiểm soát lũ lụt, thậm chí đóng vai trò như một cây cầu bắc qua sông Colorado.
Đập thủy điện Hoover tạo ra nguồn năng lượng đủ dùng cho 1,3 triệu người mỗi năm. Theo các chuyên gia, đập Hoover đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Las Vegas nổi tiếng nước Mỹ.
Ngoài ra, đập Hoover còn cung cấp nguồn nước tưới tiêu khổng lồ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực tây nam nước Mỹ.
Được trang bị một số công nghệ tiên tiến, đập Hoover còn gây ấn tượng với công chúng bởi kiến trúc ấn tượng, bao gồm đập vòm với độ dốc nghiêng rất hấp dẫn về mặt thị giác.
Một trong những điểm thu hút khách du lịch khi ghé thăm đập Hoover đó là chứng kiến hiện tượng lạ đi ngược lại quy luật vật lý: nước chảy ngược lên trên.
Khi du khách lên đỉnh đập Hoover và cầm chai nước đổ xuống, nước sẽ không chảy xuôi xuống mà sẽ bay ngược lên tung tóe. Các chuyên gia lý giải hiện tượng nước chảy ngược ở đập Hoover xảy ra là do những luồng gió cực mạnh hình thành trong thiết kế đập hình vòm theo hướng đi lên.
Mỗi năm, hàng chục du khách ghé thăm đập Hoover để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, ấn tượng của công trình này cũng như hiện tượng độc đáo đi ngược lại quy luật vật lý.
Mời độc giả xem video: Hàng loạt thủy điện dừng hoạt động, có thể cắt điện bất cứ lúc nào?