Theo sử sách địa phương, tổ tiên của họ Dương di cư từ Thiều Quan đến thôn Dương Ốc thuộc xã Mã Lĩnh ở huyện Long Môn, Quảng Đông, Trung Quốc 300 năm trước.Khi họ đào móng xây nhà thì đụng trúng 2 hòn đá lạ, một lớn một nhỏ, vừa xấu vừa nặng. Họ phải mất bao công sức mới có thể đem chúng đến gần bờ ao để quẳng đi.Sau đó một hòn đá bị chuyển đi mất và không ai rõ tung tích của nó. Kể từ đó, khối đá còn lại cứ nằm ở đây và không bị đưa đi đâu nữa. Vì nó hình dáng tựa như một con bò đang nằm nên mọi người gọi là "Thiết ngưu thạch".Mãi cho tới tháng 10 năm 1983, khi Khâu Đức Đồng – Giáo sư khoa Địa chất thuộc Đại học Địa chất Nam Kinh tới thôn Dương Ốc thì lai lịch của khối đá kỳ dị mới được tiết lộ.Sau một hồi kiểm tra, Khâu Đức Đồng kết luận: "Khối đá kỳ dị này chính là thiên thạch. Ngôi làng này quả là may mắn, được trời ban thưởng tới 2 kho báu mà không biết."Khâu Đức Đồng trở về trường và quay trở lại thôn Dương Ốc cùng một đoàn gồm các giáo sư và chuyên gia để lấy mẫu và nhận dạng khối thiên thạch.Mất tới 2 năm thẩm định, họ mới xác nhận và công bố với thế giới rằng "Thiết ngưu thạch" là một trong những khối thiên thạch bằng sắt lớn nhất thế giới được tìm thấy tại Trung Quốc.Việc sở hữu hiện vật có xuất xứ từ ngoài Trái đất luôn đem lại cảm giác đặc biệt, không chỉ hiếm có, giá trị khoa học cũng khiến thiên thạch được nhiều người săn lùng và vô cùng đắt giá.Mỗi mảnh thiên thạch đều là độc nhất vô nhị vì vậy chúng trở thành sản phẩm phù hợp để mang ra đấu giá. Khối thiên thạch sắt trên nặng tới 281 kg; chiều dài là 113 cm, chu vi trung bình là 76,67 cm. Thành phần của nó bao gồm 99,32% sắt và 0,01% là niken.Tiếp theo là silic, nhôm,… nó cũng chứa một lượng nhỏ các thành phần crom, phốt pho, lưu huỳnh và cacbon. Các chuyên gia cũng xác định rằng thời điểm thiên thạch rơi là vào thời nhà Đường, nó có niên đại ít nhất là 1.200 năm.Vào tháng 6 năm 1989, chính quyền nhân dân địa phương đã đưa khối thiên thạch "Thiết ngưu thạch" vào danh sách di tích văn hóa trọng điểm để được quản lý.Tới năm 2007, chính quyền đã xây dựng một Bảo tàng Thiên thạch để tăng cường biện pháp bảo vệ thiên thạch quý hiếm trước nguy cơ bị trộm và bị oxy hóa do không khí ngày càng ô nhiễm.Mời các bạn xem video: NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch cực mạnh. Nguồn: THĐT
Theo sử sách địa phương, tổ tiên của họ Dương di cư từ Thiều Quan đến thôn Dương Ốc thuộc xã Mã Lĩnh ở huyện Long Môn, Quảng Đông, Trung Quốc 300 năm trước.
Khi họ đào móng xây nhà thì đụng trúng 2 hòn đá lạ, một lớn một nhỏ, vừa xấu vừa nặng. Họ phải mất bao công sức mới có thể đem chúng đến gần bờ ao để quẳng đi.
Sau đó một hòn đá bị chuyển đi mất và không ai rõ tung tích của nó. Kể từ đó, khối đá còn lại cứ nằm ở đây và không bị đưa đi đâu nữa. Vì nó hình dáng tựa như một con bò đang nằm nên mọi người gọi là "Thiết ngưu thạch".
Mãi cho tới tháng 10 năm 1983, khi Khâu Đức Đồng – Giáo sư khoa Địa chất thuộc Đại học Địa chất Nam Kinh tới thôn Dương Ốc thì lai lịch của khối đá kỳ dị mới được tiết lộ.
Sau một hồi kiểm tra, Khâu Đức Đồng kết luận: "Khối đá kỳ dị này chính là thiên thạch. Ngôi làng này quả là may mắn, được trời ban thưởng tới 2 kho báu mà không biết."
Khâu Đức Đồng trở về trường và quay trở lại thôn Dương Ốc cùng một đoàn gồm các giáo sư và chuyên gia để lấy mẫu và nhận dạng khối thiên thạch.
Mất tới 2 năm thẩm định, họ mới xác nhận và công bố với thế giới rằng "Thiết ngưu thạch" là một trong những khối thiên thạch bằng sắt lớn nhất thế giới được tìm thấy tại Trung Quốc.
Việc sở hữu hiện vật có xuất xứ từ ngoài Trái đất luôn đem lại cảm giác đặc biệt, không chỉ hiếm có, giá trị khoa học cũng khiến thiên thạch được nhiều người săn lùng và vô cùng đắt giá.
Mỗi mảnh thiên thạch đều là độc nhất vô nhị vì vậy chúng trở thành sản phẩm phù hợp để mang ra đấu giá. Khối thiên thạch sắt trên nặng tới 281 kg; chiều dài là 113 cm, chu vi trung bình là 76,67 cm. Thành phần của nó bao gồm 99,32% sắt và 0,01% là niken.
Tiếp theo là silic, nhôm,… nó cũng chứa một lượng nhỏ các thành phần crom, phốt pho, lưu huỳnh và cacbon. Các chuyên gia cũng xác định rằng thời điểm thiên thạch rơi là vào thời nhà Đường, nó có niên đại ít nhất là 1.200 năm.
Vào tháng 6 năm 1989, chính quyền nhân dân địa phương đã đưa khối thiên thạch "Thiết ngưu thạch" vào danh sách di tích văn hóa trọng điểm để được quản lý.
Tới năm 2007, chính quyền đã xây dựng một Bảo tàng Thiên thạch để tăng cường biện pháp bảo vệ thiên thạch quý hiếm trước nguy cơ bị trộm và bị oxy hóa do không khí ngày càng ô nhiễm.