Cuộc sống tại vùng đất lửa: Tại trung tâm của thành phố Baku trên bán đảo Absheron ở Azerbaijan, một người phụ nữ Azeri (ảnh) đang nướng bánh mì trên bếp lò đất nhà hàng của mình. Mùi thơm của bánh mì nóng kết hợp với than hoa lan tỏa khắp nơi. Bánh mì này thường được ăn kèm với thịt cừu và dê nướng.Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ: Các túi khí mê tan dưới mặt đất thường phát nổ bất ngờ tại những điểm địa chất mềm trên khắp bán đảo Absheron. Điều này tạo ra hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ có tên “núi lửa bùn”. Bán đảo Absheron chiếm 400 trong tổng số 1.000 núi lửa bùn trên thế giớiNguy hiểm và không thể báo trước: Các đợt phun trào của núi lửa bùn rất nguy hiểm và không thể báo trước. Vào năm 2011, núi lửa Lokbatan, nằm cách thành phố Baku 15 km về phía nam, bất ngờ phun lửa kèm theo bùn và khói cao hàng trăm mét trong suốt 3 ngày. Lần phun trào gần đây nhất là vào 6.2.2017, khi núi lửa Otman Bozdag ở ngoại ô thành phố Baku phun trào ngọn lửa cao 350m. May mắn, không có ai bị thương.Bất chấp nguy hiểm: Mặc dù nguy hiểm luôn rình rập, mọi người vẫn sinh sống trên bán đảo Absheron hàng thiên niên kỷ qua. Hơn 6.000 tác phẩm chạm khắc trên đá có niên đại từ 5.000 đến 40.000 năm đã được phát hiện tại khu di sản thế giới Gobustan, nằm cách thủ đô Baku 64 km. Điều này chứng tỏ loài người đã sinh sống từ lâu tại vùng đất lửa này, bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt.Lửa thiêng: Khoảng 2.000 năm cách đây, ngọn lửa bất diệt bùng cháy từ mặt đất đã giúp phát triển Hỏa giáo trong khu vực. Đạo này dựa trên đức tin rằng, các yếu tố đều tinh khiết và lửa đại diện cho ánh sáng của Chúa trời.Phát triển du lịch: Những núi lửa bùn trên bán đảo Absheron giúp phát triển ngành du lịch địa phương, đặc biệt từ khi Azerbaijan nới lỏng chính sách thị thực đầu năm nay. Ngọn đồi cháy Yanar Dag (ảnh) là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất. Ngọn đồi này bất ngời bùng cháy cách đây 70 năm khi một người chăn cừu ném mẩu thuốc xuống đất và ngọn lửa vẫn cháy cho tới nay.Sự thịnh vượng: Azerbaijan tiếp tục phát triển kinh tế từ nguồn nhiên liệu được tìm thấy dưới mặt đất. Khí đốt tự nhiên là mối đe dọa thường trực, nhưng nó cũng là nguồn tài nguyên mang lại sự thịnh vượng. Azerbaijan đã bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1846 vì quốc gia nay nằm trên một trong những nồi áp suất tự nhiên lớn nhất thế giới.Truyền thống và hiện đại: Lợi nhuận thu được từ khi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đã giúp biến Baku thành một thành phố tương lai, nơi truyền thống và hiện đại kết hợp hài hòa với nhau. Tháp lửa, một tổ hợp gồm 3 tòa nhà chọc trời, được xây dựng có hình ngọn lửa.
Cuộc sống tại vùng đất lửa: Tại trung tâm của thành phố Baku trên bán đảo Absheron ở Azerbaijan, một người phụ nữ Azeri (ảnh) đang nướng bánh mì trên bếp lò đất nhà hàng của mình. Mùi thơm của bánh mì nóng kết hợp với than hoa lan tỏa khắp nơi. Bánh mì này thường được ăn kèm với thịt cừu và dê nướng.
Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ: Các túi khí mê tan dưới mặt đất thường phát nổ bất ngờ tại những điểm địa chất mềm trên khắp bán đảo Absheron. Điều này tạo ra hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ có tên “núi lửa bùn”. Bán đảo Absheron chiếm 400 trong tổng số 1.000 núi lửa bùn trên thế giới
Nguy hiểm và không thể báo trước: Các đợt phun trào của núi lửa bùn rất nguy hiểm và không thể báo trước. Vào năm 2011, núi lửa Lokbatan, nằm cách thành phố Baku 15 km về phía nam, bất ngờ phun lửa kèm theo bùn và khói cao hàng trăm mét trong suốt 3 ngày. Lần phun trào gần đây nhất là vào 6.2.2017, khi núi lửa Otman Bozdag ở ngoại ô thành phố Baku phun trào ngọn lửa cao 350m. May mắn, không có ai bị thương.
Bất chấp nguy hiểm: Mặc dù nguy hiểm luôn rình rập, mọi người vẫn sinh sống trên bán đảo Absheron hàng thiên niên kỷ qua. Hơn 6.000 tác phẩm chạm khắc trên đá có niên đại từ 5.000 đến 40.000 năm đã được phát hiện tại khu di sản thế giới Gobustan, nằm cách thủ đô Baku 64 km. Điều này chứng tỏ loài người đã sinh sống từ lâu tại vùng đất lửa này, bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt.
Lửa thiêng: Khoảng 2.000 năm cách đây, ngọn lửa bất diệt bùng cháy từ mặt đất đã giúp phát triển Hỏa giáo trong khu vực. Đạo này dựa trên đức tin rằng, các yếu tố đều tinh khiết và lửa đại diện cho ánh sáng của Chúa trời.
Phát triển du lịch: Những núi lửa bùn trên bán đảo Absheron giúp phát triển ngành du lịch địa phương, đặc biệt từ khi Azerbaijan nới lỏng chính sách thị thực đầu năm nay. Ngọn đồi cháy Yanar Dag (ảnh) là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất. Ngọn đồi này bất ngời bùng cháy cách đây 70 năm khi một người chăn cừu ném mẩu thuốc xuống đất và ngọn lửa vẫn cháy cho tới nay.
Sự thịnh vượng: Azerbaijan tiếp tục phát triển kinh tế từ nguồn nhiên liệu được tìm thấy dưới mặt đất. Khí đốt tự nhiên là mối đe dọa thường trực, nhưng nó cũng là nguồn tài nguyên mang lại sự thịnh vượng. Azerbaijan đã bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1846 vì quốc gia nay nằm trên một trong những nồi áp suất tự nhiên lớn nhất thế giới.
Truyền thống và hiện đại: Lợi nhuận thu được từ khi dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đã giúp biến Baku thành một thành phố tương lai, nơi truyền thống và hiện đại kết hợp hài hòa với nhau. Tháp lửa, một tổ hợp gồm 3 tòa nhà chọc trời, được xây dựng có hình ngọn lửa.