Janus - chú rùa hai đầu sống lâu nhất thế giới sắp tới đây sẽ đón sinh nhật tuổi 23 vào ngày 3/9, trước sự vui mừng và chứng kiến của số đông người yêu động vật khắp hành tinh.Janus là một trong những nhân vật gây chú ý nhất họ nhà rùa khi sinh ra đã mang thân hình kỳ dị hai đầu khác với đồng loại.Sở hữu hai chiếc đầu tựa vị thần La Mã, chú rùa này được đặt tên theo vị thần Janus và nhanh chóng trở thành linh vật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Geneva, Thụy Sĩ.Thông thường, rùa được biết đến là loài sinh vật sống thọ với tuổi đời thường trên 100 năm. Tuy nhiên, những chú rùa có hai đầu đặc biệt như Janus sẽ không sống sót nổi qua vài năm đầu.Ông Ernst Baard - chuyên gia về rùa cho biết, hiện tượng rùa hai đầu cực kỳ hiếm gặp và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho con vật. Chúng không thể rụt đầu vào mai để tự bảo vệ mình như những con rùa bình thường và phải đối mặt với các bệnh nhiễm trùng.Trên thế giới hiện chỉ có 2 trường hợp rùa hai đầu sống qua tuổi 20 ở Nam Phi. Nếu ở trong môi trường hoang dã thì cơ hội sống sót của những cá thể rùa hai đầu còn mong manh hơn, bởi vậy sức sống bền bỉ của Janus rất được khâm phục.Nhóm nghiên cứu tại bảo tàng cho rằng Janus có tuổi đời vượt trội như thế này đều nhờ vào lối sống nghiêm ngặt. Chú rùa sống thọ nhất thế giới được tắm rửa hàng ngày, tắm nắng hàng tuần, ăn kiêng với rau diếp và cà chua, đặc biệt không giao phối.Ngôi sao của viện bảo tàng nhận được rất nhiều tình yêu thương từ các nhân viên cũng như du khách.Vào ngày 11/8 Janus đã được chuyển đến một chiếc hồ cạn mới tinh phù hợp với nó hơn như một món quà mừng sinh nhận tuổi 23. Chú rùa được hai nhân viên thay phiên nhau chăm sóc.Ngay cả trong tình hình khó khăn do COVID-19, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cũng không có ý định giao Janus cho bất kỳ sở thú nào.Janus rất khỏe mạnh và ''háu ăn'' giống như bao chú rùa khác.Chú rùa này được xem là ngôi sao của viện bảo tàng bởi ngoại hình độc đáo.Janus chính thức tròn 23 tuổi vào ngày 3/9 sắp tới.
Chú rùa có hình thù kỳ dị giá tiền tỷ | VTC
Janus - chú rùa hai đầu sống lâu nhất thế giới sắp tới đây sẽ đón sinh nhật tuổi 23 vào ngày 3/9, trước sự vui mừng và chứng kiến của số đông người yêu động vật khắp hành tinh.
Janus là một trong những nhân vật gây chú ý nhất họ nhà rùa khi sinh ra đã mang thân hình kỳ dị hai đầu khác với đồng loại.
Sở hữu hai chiếc đầu tựa vị thần La Mã, chú rùa này được đặt tên theo vị thần Janus và nhanh chóng trở thành linh vật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Geneva, Thụy Sĩ.
Thông thường, rùa được biết đến là loài sinh vật sống thọ với tuổi đời thường trên 100 năm. Tuy nhiên, những chú rùa có hai đầu đặc biệt như Janus sẽ không sống sót nổi qua vài năm đầu.
Ông Ernst Baard - chuyên gia về rùa cho biết, hiện tượng rùa hai đầu cực kỳ hiếm gặp và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho con vật. Chúng không thể rụt đầu vào mai để tự bảo vệ mình như những con rùa bình thường và phải đối mặt với các bệnh nhiễm trùng.
Trên thế giới hiện chỉ có 2 trường hợp rùa hai đầu sống qua tuổi 20 ở Nam Phi. Nếu ở trong môi trường hoang dã thì cơ hội sống sót của những cá thể rùa hai đầu còn mong manh hơn, bởi vậy sức sống bền bỉ của Janus rất được khâm phục.
Nhóm nghiên cứu tại bảo tàng cho rằng Janus có tuổi đời vượt trội như thế này đều nhờ vào lối sống nghiêm ngặt.
Chú rùa sống thọ nhất thế giới được tắm rửa hàng ngày, tắm nắng hàng tuần, ăn kiêng với rau diếp và cà chua, đặc biệt không giao phối.
Ngôi sao của viện bảo tàng nhận được rất nhiều tình yêu thương từ các nhân viên cũng như du khách.
Vào ngày 11/8 Janus đã được chuyển đến một chiếc hồ cạn mới tinh phù hợp với nó hơn như một món quà mừng sinh nhận tuổi 23. Chú rùa được hai nhân viên thay phiên nhau chăm sóc.
Ngay cả trong tình hình khó khăn do COVID-19, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cũng không có ý định giao Janus cho bất kỳ sở thú nào.
Janus rất khỏe mạnh và ''háu ăn'' giống như bao chú rùa khác.
Chú rùa này được xem là ngôi sao của viện bảo tàng bởi ngoại hình độc đáo.
Janus chính thức tròn 23 tuổi vào ngày 3/9 sắp tới.
Chú rùa có hình thù kỳ dị giá tiền tỷ | VTC