Ngày 20/6/1969, NASA hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trên tàu Apollo 11, khi đưa nhà du hành Neil Armstrong trở thành người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt trăng. 50 năm chinh phục Mặt trăng, các phi hành gia ngày ấy giờ ra sao?Có hàng trăm nghìn người góp phần làm nên thành công của chương trình, từ các phi hành gia, chuyên viên kiểm soát chuyến bay, nhà thầu tới nhà cung ứng thực phẩm, kỹ sư, nhà khoa học, bác sĩ, y tá, nhà toán học và lập trình viên.Thế giới đã chứng kiến cuộc đổ bộ lịch sử của ba phi hành gia: Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins của NASA trên tàu Apollo 11, hạ cánh lần đầu tiên trên Mặt trăng.Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành người đầu tiên ghi dấu bước chân loài người trên Mặt trăng, riêng phi hành gia Michael Collins đảm trách nhiệm vụ ngồi bên trong điều khiển hệ thống tàu Apollo 11.Phi hành gia Neil Armstrong: Ông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969 với tư cách là chỉ huy tàu Apollo 11. Rời NASA năm 1971, ông đã tham gia giảng dạy kỹ thuật tại trường Đại học Cincinnati và sau đó trở thành chủ tịch của một số công ty hệ thống điện tử.Phi hành gia lừng danh này vừa qua đời hôm 25/8/2012, thọ 82 tuổi. Gia đình của Armstrong thông báo ông qua đời bởi những biến chứng từ ca phẫu thuật tim hồi đầu tháng 8.Phi hành gia Buzz Aldrin: Phi công lái tàu thăm dò Mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11 và là người thứ hai đặt chân lên Mặt trăng sau chỉ huy trưởng Neil Armstrong. Sau khi rời NASA năm 1971, ông trở lại phục vụ Không quân. Cựu phi hành gia này đã viết nhiều cuốn sách, kể cả các cuốn có nhan đề “Trờ lại trái đất” và “Những người đàn ông từ Trái đất”.Ông Aldrin hiện đã 89 tuổi, luôn ủng hộ chương trình khám phá không gian của Mỹ cũng như thường xuyên được mời làm diễn giả về vấn đề này.Phi hành gia Michael Collins: Phi công lái khoang chứa người, trang thiết bị cho sứ mệnh Apollo 11. Ông có nhiệm vụ lái tàu vũ trụ bay vòng quanh Mặt trăng trong khi các đồng nghiệp - Neil Armstrong và Buzz Aldrin – đổ bộ xuống hành tinh này. Collins rời NASA năm 1970 và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia Mỹ thuộc Viện Smithsonian ở Washington.Ông là tác giả cuốn “Mang lửa” vốn được đánh giá là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của chính những người tham gia trực tiếp công cuộc thám hiểm không gian. Cựu phi hành gia Michael Collins hiện 88 tuổi. Mặc dù Collins không được đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, nhưng ông đã thực hiện 266 giờ trên vũ trụ, trong hai chuyến bay sứ mệnh của NASA với các nhiệm vụ sau đó.Bên trong buồng cách ly Mobile Quanrantine Facility (MQF) là Neil Amstrong, Michaeal Collins và Edwin Buzz Aldrin của tàu Apollo 11 đã đáp xuống Thái Bình Dương, cách phía Tây đảo Hawaii 812 hải lý, chỉ cách tàu sân bay U.S.S Hornet 12 hải lý.Sau khi thực hiện thành công sứ mệnh Apollo 11, ba phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins trở về Trái Đất an toàn. Tại thời điểm lịch sử đó, lượng khán giả truyền hình theo dõi sự kiện này lên tới 600 triệu người trên toàn thế giới.Phát sóng trực tiếp trên TV đến khán giả toàn cầu, Armstrong bước trên bề mặt Mặt Trăng và miêu tả sự kiện ấy qua câu nói: "Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại." Apollo 11 kết thúc một cách hiệu quả Cuộc đua Không gian và hoàn thành một mục tiêu quốc gia được đề ra năm 1961.Với chuyến bay vào không gian Apollo 11, cuộc đổ bộ lên mặt trăng được coi như là một bước tiến vĩ đại của con người trong việc chinh phục vũ trụ.Bức ảnh hiếm về các phi hành gia tàu Apollo 11.Ngày 24/7/1969, tàu Apollo 11 cùng ba phi hành gia hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương, kết thúc chuyến hành trình tám ngày quan trọng trong lịch sử tiến bộ nhân loại. Ảnh: Phi hành đoàn của tàu Apollo 11: Mike Collins, Neil Armstrong và Edwin Buzz Aldrin tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở đảo Merritt, Florida Mời quý vị xem video: Khai thác vàng bạc trên vũ trụ như thế nào?
Ngày 20/6/1969, NASA hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trên tàu Apollo 11, khi đưa nhà du hành Neil Armstrong trở thành người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt trăng. 50 năm chinh phục Mặt trăng, các phi hành gia ngày ấy giờ ra sao?
Có hàng trăm nghìn người góp phần làm nên thành công của chương trình, từ các phi hành gia, chuyên viên kiểm soát chuyến bay, nhà thầu tới nhà cung ứng thực phẩm, kỹ sư, nhà khoa học, bác sĩ, y tá, nhà toán học và lập trình viên.
Thế giới đã chứng kiến cuộc đổ bộ lịch sử của ba phi hành gia: Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins của NASA trên tàu Apollo 11, hạ cánh lần đầu tiên trên Mặt trăng.
Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành người đầu tiên ghi dấu bước chân loài người trên Mặt trăng, riêng phi hành gia Michael Collins đảm trách nhiệm vụ ngồi bên trong điều khiển hệ thống tàu Apollo 11.
Phi hành gia Neil Armstrong: Ông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969 với tư cách là chỉ huy tàu Apollo 11. Rời NASA năm 1971, ông đã tham gia giảng dạy kỹ thuật tại trường Đại học Cincinnati và sau đó trở thành chủ tịch của một số công ty hệ thống điện tử.
Phi hành gia lừng danh này vừa qua đời hôm 25/8/2012, thọ 82 tuổi. Gia đình của Armstrong thông báo ông qua đời bởi những biến chứng từ ca phẫu thuật tim hồi đầu tháng 8.
Phi hành gia Buzz Aldrin: Phi công lái tàu thăm dò Mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11 và là người thứ hai đặt chân lên Mặt trăng sau chỉ huy trưởng Neil Armstrong. Sau khi rời NASA năm 1971, ông trở lại phục vụ Không quân. Cựu phi hành gia này đã viết nhiều cuốn sách, kể cả các cuốn có nhan đề “Trờ lại trái đất” và “Những người đàn ông từ Trái đất”.
Ông Aldrin hiện đã 89 tuổi, luôn ủng hộ chương trình khám phá không gian của Mỹ cũng như thường xuyên được mời làm diễn giả về vấn đề này.
Phi hành gia Michael Collins: Phi công lái khoang chứa người, trang thiết bị cho sứ mệnh Apollo 11. Ông có nhiệm vụ lái tàu vũ trụ bay vòng quanh Mặt trăng trong khi các đồng nghiệp - Neil Armstrong và Buzz Aldrin – đổ bộ xuống hành tinh này. Collins rời NASA năm 1970 và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia Mỹ thuộc Viện Smithsonian ở Washington.
Ông là tác giả cuốn “Mang lửa” vốn được đánh giá là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của chính những người tham gia trực tiếp công cuộc thám hiểm không gian. Cựu phi hành gia Michael Collins hiện 88 tuổi. Mặc dù Collins không được đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, nhưng ông đã thực hiện 266 giờ trên vũ trụ, trong hai chuyến bay sứ mệnh của NASA với các nhiệm vụ sau đó.
Bên trong buồng cách ly Mobile Quanrantine Facility (MQF) là Neil Amstrong, Michaeal Collins và Edwin Buzz Aldrin của tàu Apollo 11 đã đáp xuống Thái Bình Dương, cách phía Tây đảo Hawaii 812 hải lý, chỉ cách tàu sân bay U.S.S Hornet 12 hải lý.
Sau khi thực hiện thành công sứ mệnh Apollo 11, ba phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins trở về Trái Đất an toàn. Tại thời điểm lịch sử đó, lượng khán giả truyền hình theo dõi sự kiện này lên tới 600 triệu người trên toàn thế giới.
Phát sóng trực tiếp trên TV đến khán giả toàn cầu, Armstrong bước trên bề mặt Mặt Trăng và miêu tả sự kiện ấy qua câu nói: "Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại." Apollo 11 kết thúc một cách hiệu quả Cuộc đua Không gian và hoàn thành một mục tiêu quốc gia được đề ra năm 1961.
Với chuyến bay vào không gian Apollo 11, cuộc đổ bộ lên mặt trăng được coi như là một bước tiến vĩ đại của con người trong việc chinh phục vũ trụ.
Bức ảnh hiếm về các phi hành gia tàu Apollo 11.
Ngày 24/7/1969, tàu Apollo 11 cùng ba phi hành gia hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương, kết thúc chuyến hành trình tám ngày quan trọng trong lịch sử tiến bộ nhân loại. Ảnh: Phi hành đoàn của tàu Apollo 11: Mike Collins, Neil Armstrong và Edwin Buzz Aldrin tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở đảo Merritt, Florida
Mời quý vị xem video: Khai thác vàng bạc trên vũ trụ như thế nào?