Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao, nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi. Khách phương xa đến đây đặc biệt thích trải nghiệm chơi đùa cùng cáo. Những con vật này được sống trong môi trường hoang dã, tự do làm theo bản năng của mình. Ảnh: Japan Starts Here.Đó là điều mà bạn vẫn thường được nghe về làng hồ ly. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi đóng cửa địa điểm du lịch này. Lý do đưa ra là những con cáo làng Zao có dấu hiệu bị bạo hành chứ không hoàn toàn dễ thương như vẻ ngoài. Ảnh: Marischkaprue, Wellenodilia.Anna Davis, một thành viên của tổ chức bảo vệ động vật ở New Jersey (Mỹ), quyết định đến thăm làng cáo nổi tiếng vào năm 2018. Cô đã kỳ vọng rất nhiều trong chuyến đi lần này vì nghĩ làng cáo cũng giống như những khu bảo tồn động vật mình từng ghé thăm. Tuy nhiên, Davis cảm thấy không ổn ngay từ ấn tượng đầu tiên. Ảnh: Rove.Làng cáo Zao được chia làm hai khu. Ở khu đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp những con cáo được nuôi trong lồng. Cáo ở khu còn lại được thả rông, tự do chơi đùa với khách trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã. Du khách tới đây có thể chạm vào những con cáo, cho chúng ăn bằng cách mua gói thức ăn giá 100 yen (22.000 đồng) được bán sẵn trong làng. Ảnh: Pinterest.Sau khi nhận túi thức ăn khô, Davis được nhân viên trông nom hướng dẫn các quy tắc an toàn. Người này cho biết du khách không nên cố chạm hoặc cho tay vào miệng cáo để tránh bị cắn. Các nhân viên cảnh báo dù cáo trông dễ thương, bản chất chúng vẫn là động vật hoang dã. Tuy nhiên, nếu bỏ thêm khoản phụ phí, du khách có thể thoải mái ôm ấp những con cáo đã được thuần hóa. "Đó không phải hành động của một khu bảo tồn", Davis cho hay. Ảnh: Mika, Yongyong Kuran, Caitlin, Normen Schmidt.Bước vào khu vui chơi cùng cáo, Davis tiếp tục thất vọng. Điều đầu tiên khiến cô khó chịu là mùi hôi thối. Chủ blog Japan Starts Here cũng có chung nhận định này. Anh nói ấn tượng ban đầu khi bước xuống taxi là mùi khai xộc thẳng lên mũi. Ảnh: Wikimedia.Mùi hương không phải điều gây ức chế duy nhất với du khách tới đây. Hành động và bộ dạng của những con cáo cũng không bình thường. Du khách dễ dàng nhận thấy có nhiều con cáo béo quá mức. Không ít người nhận xét đó là những hình ảnh dễ thương. Tuy nhiên, béo phì chưa bao giờ được xem là dấu hiệu tốt ở cả con người lẫn động vật. Kỷ lục Guinness từng loại hạng mục "thú cưng béo nhất" để tránh việc động vật bị cho ăn quá nhiều. Ảnh: Pinterest.Một số con cáo khác lại gầy quá mức với bộ lông loang lổ, rụng nhiều. Điều này khiến Davis quan ngại về vấn đề chăm sóc y tế cho đàn cáo. Cô cũng để ý đến những loại hạt giống như thức ăn cho mèo nằm vương vãi xung quanh. "Từ bục cao, du khách thả thức ăn xuống cho hàng chục con cáo chen chúc. Tôi thấy một đống bột nhão màu hồng, bị ruồi giấm bâu kín trông thực sự khủng khiếp trên các đĩa giấy đựng thức ăn", Davis tiết lộ. Ảnh: Rove."Tôi thấy hơn 150 con cáo đỏ Nhật Bản và 6 loài quý hiếm khác. Đó là một ngày tháng 7 và cái nóng khiến mùi phân bốc lên thật kinh khủng", Davis nói. Chủ nhân blog Japan Starts Here lại chú ý đến hành vi kỳ lạ của đàn cáo. "Chúng cư xử không bình thường. Khoảng 70% con cáo bu lấy đòi ăn, giống như những con chó quanh quẩn dưới bếp ngay sau khi bữa tối được bày biện", người này viết. Ảnh: Shutterstock.Việc cáo bu lấy khách, đeo bám, kéo quần áo để đòi ăn là hành vi bất thường. Rob Laidlaw, đại diện của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Zoocheck, cho biết dấu hiệu này chứng tỏ môi trường sống căng thẳng, xung đột. "Tại đây, người ta nhét hơn 100 con cáo trong một khu chưa tới 2.000 m2. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong việc phân chia lãnh thổ, thức ăn. Tôi từng thấy 6 con cáo đi cùng nhau ở ngoài thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, chúng chủ yếu xuất hiện một mình và thường sống ở nơi có diện tích lớn", Rob Laidlaw lập luận. Ảnh: The Dodo.Rob Laidlaw cũng chỉ trích làng cáo đi ngược lại tôn chỉ họ đưa ra. Trên trang chủ, làng Zao tự giới thiệu là cơ sở bảo tồn, hoạt động với mục đích đem đến cho những con cáo cuộc sống tốt hơn. "Từ khi bạn thu phí để khách hàng giải trí bằng động vật, khái niệm khu bảo tồn đã không còn. Đó đơn thuần là công việc để kiếm tiền. Nếu bạn thật sự yêu động vật, nơi này chỉ đem đến sự đau lòng", ông nói. Ảnh: Japan Starts Here.
Làng Zao, tỉnh Miyagi, thuộc vùng cao nguyên dãy núi Zao, nổi tiếng là nơi sinh sống của 6 loài cáo hoang dã với hàng trăm cá thể. Ngôi làng được thành lập từ năm 1990, đến nay là điểm du lịch hút khách của tỉnh Miyagi. Khách phương xa đến đây đặc biệt thích trải nghiệm chơi đùa cùng cáo. Những con vật này được sống trong môi trường hoang dã, tự do làm theo bản năng của mình. Ảnh: Japan Starts Here.
Đó là điều mà bạn vẫn thường được nghe về làng hồ ly. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi đóng cửa địa điểm du lịch này. Lý do đưa ra là những con cáo làng Zao có dấu hiệu bị bạo hành chứ không hoàn toàn dễ thương như vẻ ngoài. Ảnh: Marischkaprue, Wellenodilia.
Anna Davis, một thành viên của tổ chức bảo vệ động vật ở New Jersey (Mỹ), quyết định đến thăm làng cáo nổi tiếng vào năm 2018. Cô đã kỳ vọng rất nhiều trong chuyến đi lần này vì nghĩ làng cáo cũng giống như những khu bảo tồn động vật mình từng ghé thăm. Tuy nhiên, Davis cảm thấy không ổn ngay từ ấn tượng đầu tiên. Ảnh: Rove.
Làng cáo Zao được chia làm hai khu. Ở khu đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp những con cáo được nuôi trong lồng. Cáo ở khu còn lại được thả rông, tự do chơi đùa với khách trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã. Du khách tới đây có thể chạm vào những con cáo, cho chúng ăn bằng cách mua gói thức ăn giá 100 yen (22.000 đồng) được bán sẵn trong làng. Ảnh: Pinterest.
Sau khi nhận túi thức ăn khô, Davis được nhân viên trông nom hướng dẫn các quy tắc an toàn. Người này cho biết du khách không nên cố chạm hoặc cho tay vào miệng cáo để tránh bị cắn. Các nhân viên cảnh báo dù cáo trông dễ thương, bản chất chúng vẫn là động vật hoang dã. Tuy nhiên, nếu bỏ thêm khoản phụ phí, du khách có thể thoải mái ôm ấp những con cáo đã được thuần hóa. "Đó không phải hành động của một khu bảo tồn", Davis cho hay. Ảnh: Mika, Yongyong Kuran, Caitlin, Normen Schmidt.
Bước vào khu vui chơi cùng cáo, Davis tiếp tục thất vọng. Điều đầu tiên khiến cô khó chịu là mùi hôi thối. Chủ blog Japan Starts Here cũng có chung nhận định này. Anh nói ấn tượng ban đầu khi bước xuống taxi là mùi khai xộc thẳng lên mũi. Ảnh: Wikimedia.
Mùi hương không phải điều gây ức chế duy nhất với du khách tới đây. Hành động và bộ dạng của những con cáo cũng không bình thường. Du khách dễ dàng nhận thấy có nhiều con cáo béo quá mức. Không ít người nhận xét đó là những hình ảnh dễ thương. Tuy nhiên, béo phì chưa bao giờ được xem là dấu hiệu tốt ở cả con người lẫn động vật. Kỷ lục Guinness từng loại hạng mục "thú cưng béo nhất" để tránh việc động vật bị cho ăn quá nhiều. Ảnh: Pinterest.
Một số con cáo khác lại gầy quá mức với bộ lông loang lổ, rụng nhiều. Điều này khiến Davis quan ngại về vấn đề chăm sóc y tế cho đàn cáo. Cô cũng để ý đến những loại hạt giống như thức ăn cho mèo nằm vương vãi xung quanh. "Từ bục cao, du khách thả thức ăn xuống cho hàng chục con cáo chen chúc. Tôi thấy một đống bột nhão màu hồng, bị ruồi giấm bâu kín trông thực sự khủng khiếp trên các đĩa giấy đựng thức ăn", Davis tiết lộ. Ảnh: Rove.
"Tôi thấy hơn 150 con cáo đỏ Nhật Bản và 6 loài quý hiếm khác. Đó là một ngày tháng 7 và cái nóng khiến mùi phân bốc lên thật kinh khủng", Davis nói. Chủ nhân blog Japan Starts Here lại chú ý đến hành vi kỳ lạ của đàn cáo. "Chúng cư xử không bình thường. Khoảng 70% con cáo bu lấy đòi ăn, giống như những con chó quanh quẩn dưới bếp ngay sau khi bữa tối được bày biện", người này viết. Ảnh: Shutterstock.
Việc cáo bu lấy khách, đeo bám, kéo quần áo để đòi ăn là hành vi bất thường. Rob Laidlaw, đại diện của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Zoocheck, cho biết dấu hiệu này chứng tỏ môi trường sống căng thẳng, xung đột. "Tại đây, người ta nhét hơn 100 con cáo trong một khu chưa tới 2.000 m2. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong việc phân chia lãnh thổ, thức ăn. Tôi từng thấy 6 con cáo đi cùng nhau ở ngoài thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, chúng chủ yếu xuất hiện một mình và thường sống ở nơi có diện tích lớn", Rob Laidlaw lập luận. Ảnh: The Dodo.
Rob Laidlaw cũng chỉ trích làng cáo đi ngược lại tôn chỉ họ đưa ra. Trên trang chủ, làng Zao tự giới thiệu là cơ sở bảo tồn, hoạt động với mục đích đem đến cho những con cáo cuộc sống tốt hơn. "Từ khi bạn thu phí để khách hàng giải trí bằng động vật, khái niệm khu bảo tồn đã không còn. Đó đơn thuần là công việc để kiếm tiền. Nếu bạn thật sự yêu động vật, nơi này chỉ đem đến sự đau lòng", ông nói. Ảnh: Japan Starts Here.