Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), từ sáng sớm 15/4 đến sáng 18/4 trên bầu trời sẽ xảy ra hiện tượng kỳ thú là " Trăng hồng", trong đó trăng sáng rõ nhất là vào tối thứ 7 (16/4).Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng nằm ở phía đối diện của Trái Đất so với Mặt Trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn, với độ sáng cao hơn khoảng 15% so với thông thường.Do quỹ đạo của Mặt Trăng hơi nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất, nên Mặt Trăng không đi qua bóng của Trái Đất mỗi khi đi hết một vòng. Tuy nhiên, tại một số địa điểm trên thế giới, Mặt Trăng lúc "Trăng hồng" vẫn chuyển sang màu đỏ nhạt.Có hiện tượng đổi màu này là do sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất và ánh sáng vàng trắng nó phản chiếu lại từ Mặt Trời.Những người đam mê thiên văn học có thể sẽ thất vọng khi biết Mặt trăng không chuyển sang màu hồng. Không giống như Mặt Trăng máu đỏ, xuất hiện trong nguyệt thực toàn phần, tên gọi này hoàn toàn mang tính biểu tượng.Cái tên khác thường này được cho là do truyền thống lưu giữ thời gian của các bộ lạc thổ dân châu Mỹ. Những cái tên này sau đó đã được những người châu Âu thuộc địa áp dụng và phổ biến trong nhiều thế kỷ.Khi xảy ra hiện tượng, Mặt Trăng sẽ trông rất tròn và phát sáng suốt 3 ngày quanh thời điểm cực đại. Do vậy, "Trăng hồng" còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, thắp sáng bầu trời đêm.Theo The Old Farmer's Almanac, tên gọi "Trăng hồng" được cho là phản ánh những thay đổi theo mùa trong cảnh quan hoặc động vật hoang dã. Cụ thể, tên gọi này xuất phát từ tên loài hoa chi anh (moss phlox) có nguồn gốc từ khu vực miền Đông và trung tâm nước Mỹ, thường nở rộ vào những ngày trăng tròn tháng 4.Ngoài ra, "Trăng hồng" cũng được gọi với những cái tên khác gắn với sự sinh sôi nảy nở của vạn vật như trăng cỏ mọc mầm (sprouting grass moon), trăng trứng (egg moon), trăng cá (fish moon), trăng phá băng (breaking ice moon)... Nó được coi là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở.Người châu Mỹ bản địa gọi nó là Trăng hồng vì nó đánh dấu mùa hoa đầu của mùa xuân. Ngoài ra, trăng này còn được gọi là Trăng cỏ mầm, Trăng mọc hay Trăng trứng. Nhiều bộ lạc ven biển còn gọi là Trăng cá bởi vì đó là lúc cá mòi bơi lên thượng nguồn để đẻ trứng.Đối với những người quan sát sự kiện Trăng hồng ở Bờ Đông nước Mỹ, trăng sẽ mọc vào khoảng 8h tối 19/4 và lặn vào 7h sáng hôm sau, theo Đài quan sát của Hải quân Mỹ.Mặt trăng sẽ ở chòm sao Xử Nữ. Mặt trời sẽ mọc khoảng một tiếng trước khi hoàng hôn xuất hiện vào ngày 20/4, vì vậy trong khoảng một giờ đó, Mặt trăng gần như mọc đầy đủ và Mặt trời cũng xuất hiện trên bầu trời.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), từ sáng sớm 15/4 đến sáng 18/4 trên bầu trời sẽ xảy ra hiện tượng kỳ thú là " Trăng hồng", trong đó trăng sáng rõ nhất là vào tối thứ 7 (16/4).
Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng nằm ở phía đối diện của Trái Đất so với Mặt Trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn, với độ sáng cao hơn khoảng 15% so với thông thường.
Do quỹ đạo của Mặt Trăng hơi nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất, nên Mặt Trăng không đi qua bóng của Trái Đất mỗi khi đi hết một vòng. Tuy nhiên, tại một số địa điểm trên thế giới, Mặt Trăng lúc "Trăng hồng" vẫn chuyển sang màu đỏ nhạt.
Có hiện tượng đổi màu này là do sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất và ánh sáng vàng trắng nó phản chiếu lại từ Mặt Trời.
Những người đam mê thiên văn học có thể sẽ thất vọng khi biết Mặt trăng không chuyển sang màu hồng. Không giống như Mặt Trăng máu đỏ, xuất hiện trong nguyệt thực toàn phần, tên gọi này hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Cái tên khác thường này được cho là do truyền thống lưu giữ thời gian của các bộ lạc thổ dân châu Mỹ. Những cái tên này sau đó đã được những người châu Âu thuộc địa áp dụng và phổ biến trong nhiều thế kỷ.
Khi xảy ra hiện tượng, Mặt Trăng sẽ trông rất tròn và phát sáng suốt 3 ngày quanh thời điểm cực đại. Do vậy, "Trăng hồng" còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, thắp sáng bầu trời đêm.
Theo The Old Farmer's Almanac, tên gọi "Trăng hồng" được cho là phản ánh những thay đổi theo mùa trong cảnh quan hoặc động vật hoang dã. Cụ thể, tên gọi này xuất phát từ tên loài hoa chi anh (moss phlox) có nguồn gốc từ khu vực miền Đông và trung tâm nước Mỹ, thường nở rộ vào những ngày trăng tròn tháng 4.
Ngoài ra, "Trăng hồng" cũng được gọi với những cái tên khác gắn với sự sinh sôi nảy nở của vạn vật như trăng cỏ mọc mầm (sprouting grass moon), trăng trứng (egg moon), trăng cá (fish moon), trăng phá băng (breaking ice moon)... Nó được coi là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở.
Người châu Mỹ bản địa gọi nó là Trăng hồng vì nó đánh dấu mùa hoa đầu của mùa xuân. Ngoài ra, trăng này còn được gọi là Trăng cỏ mầm, Trăng mọc hay Trăng trứng. Nhiều bộ lạc ven biển còn gọi là Trăng cá bởi vì đó là lúc cá mòi bơi lên thượng nguồn để đẻ trứng.
Đối với những người quan sát sự kiện Trăng hồng ở Bờ Đông nước Mỹ, trăng sẽ mọc vào khoảng 8h tối 19/4 và lặn vào 7h sáng hôm sau, theo Đài quan sát của Hải quân Mỹ.
Mặt trăng sẽ ở chòm sao Xử Nữ. Mặt trời sẽ mọc khoảng một tiếng trước khi hoàng hôn xuất hiện vào ngày 20/4, vì vậy trong khoảng một giờ đó, Mặt trăng gần như mọc đầy đủ và Mặt trời cũng xuất hiện trên bầu trời.