Cầu Thăng Long được xây dựng hoàn thành năm 1985. Sau hơn 20 năm sử dụng, cầu đã có nhiều hạng mục xuống cấp và đã trải qua 3 lần sửa chữa lớn.Mục tiêu sửa chữa cầu Thăng Long lần này là phải tạo ra dính bám lớn giữa lớp phủ với bản mặt thép, tăng cường độ cứng khung, kết cấu chịu lực nhằm kéo dài tuổi thọ của cây cầu.Năm 2009, mặt cầu Thăng Long được thay thế lớp phủ bằng công nghệ vật liệu SMA. Nhưng chỉ sau 2 tháng, mặt cầu lại hư hỏng và phải sửa chữa lớn vào năm 2011-2012.Trong lần sửa chữa này, cầu Thăng Long sẽ được gia cường mặt cầu thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ; cào bóc lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép D10.Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư sẽ thực hiện gia cường mặt cầu thép hiện tại, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép.Sau đó đổ lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén, chịu kéo cao, chiều dày tối thiểu 6cm. Tiếp theo sẽ thảm lớp bê tông nhựa polymer phía trên.Đồng thời dự án thực hiện thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.Đại diện Tổng cục Đường bộ khẳng định, lần sữa chữa này - chắc chắn công trình tồn tại ít nhất trên 10 năm - theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.Công nghệ hàn đinh neo lên bản thép (để kết dính bản mặt thép với lớp bê tông bên trên) được áp dụng lần này sẽ không làm thay đổi kết cấu chịu lực của bản thép đã lâu năm của cầu. Công nghệ này được áp dụng ở nhiều nước như Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ VN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 269 tỷ đồng.Qua kiểm định, giàn chủ và bản thép mặt cầu dày 14 mm của cầu Thăng Long chưa xuất hiện hư hỏng, vẫn đảm bảo khả năng chịu lực. Tuy nhiên, thiết kế bản thép mặt cầu từ những năm 1980 không đáp ứng yêu cầu về độ cứng, dẫn đến bản mặt cầu bị võng cục bộ, không phù hợp với tải trọng, lưu lượng xe hiện nay.Công nghệ sử dụng để sửa chữa cầu Thăng Long là công nghệ mới nhất, đảm bảo sửa chữa công trình sẽ tồn tại ít nhất trên 10 năm bởi kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất.Công việc sửa chữa cầu Thăng Long dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 1 năm 2021.
Cầu Thăng Long được xây dựng hoàn thành năm 1985. Sau hơn 20 năm sử dụng, cầu đã có nhiều hạng mục xuống cấp và đã trải qua 3 lần sửa chữa lớn.
Mục tiêu sửa chữa cầu Thăng Long lần này là phải tạo ra dính bám lớn giữa lớp phủ với bản mặt thép, tăng cường độ cứng khung, kết cấu chịu lực nhằm kéo dài tuổi thọ của cây cầu.
Năm 2009, mặt cầu Thăng Long được thay thế lớp phủ bằng công nghệ vật liệu SMA. Nhưng chỉ sau 2 tháng, mặt cầu lại hư hỏng và phải sửa chữa lớn vào năm 2011-2012.
Trong lần sửa chữa này, cầu Thăng Long sẽ được gia cường mặt cầu thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ; cào bóc lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép D10.
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư sẽ thực hiện gia cường mặt cầu thép hiện tại, hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép.
Sau đó đổ lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén, chịu kéo cao, chiều dày tối thiểu 6cm. Tiếp theo sẽ thảm lớp bê tông nhựa polymer phía trên.
Đồng thời dự án thực hiện thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
Đại diện Tổng cục Đường bộ khẳng định, lần sữa chữa này - chắc chắn công trình tồn tại ít nhất trên 10 năm - theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.
Công nghệ hàn đinh neo lên bản thép (để kết dính bản mặt thép với lớp bê tông bên trên) được áp dụng lần này sẽ không làm thay đổi kết cấu chịu lực của bản thép đã lâu năm của cầu. Công nghệ này được áp dụng ở nhiều nước như Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Tổng cục Đường bộ VN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 269 tỷ đồng.
Qua kiểm định, giàn chủ và bản thép mặt cầu dày 14 mm của cầu Thăng Long chưa xuất hiện hư hỏng, vẫn đảm bảo khả năng chịu lực. Tuy nhiên, thiết kế bản thép mặt cầu từ những năm 1980 không đáp ứng yêu cầu về độ cứng, dẫn đến bản mặt cầu bị võng cục bộ, không phù hợp với tải trọng, lưu lượng xe hiện nay.
Công nghệ sử dụng để sửa chữa cầu Thăng Long là công nghệ mới nhất, đảm bảo sửa chữa công trình sẽ tồn tại ít nhất trên 10 năm bởi kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất.
Công việc sửa chữa cầu Thăng Long dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 1 năm 2021.