Các CME thường đi sau bão địa từ (bão Mặt Trời), là một dòng plasma năng lượng cao. Kỹ sư âm thanh Unto Laine từ Đại học Aalto ở Phần Lan đã cố gắng ghi lại những âm thanh của quả cầu plasma CME va chạm với bầu khí quyển.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị đặc biệt được thiết lập gần làng Fiskars - Phần Lan để ghi lại âm thanh này. Kết quả thu được cho thấy những tiếng giống như tiếng lộp độp, lách tách từ bầu trời, đôi khi giống tiếng nứt vỡ, tiếng va chạm.Dữ liệu được tham chiếu chéo với các hoạt động địa từ do Viện Khí tượng Phần Lan ghi lại, đồng thời so sánh với các dữ liệu âm thanh khác để lọc bỏ tạp âm.Cuối cùng, các nhà khoa học đã lọc được khoảng 60 âm thanh kỳ lạ liên quan đến sự thay đổi trong từ trường Trái Đất với độ chính xác 90%. Đặc biệt, đó là những âm thanh mà tai người hoàn toàn nghe được.Âm thanh của những quả cầu plasma CME này phổ biến hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghe được mà không thấy cực quang, có thể cho rằng đó chỉ là tiếng nứt của băng hoặc động vật gây ra.Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng, âm thanh thường chỉ xuất hiện trong các màn cực quang mạnh mẽ nhất, và cũng có lúc trở nên ào ạt như tiếng thác nước.Khi các CME va chạm với từ quyển của Trái Đất, các hạt từ gió Mặt Trời sẽ được gia tốc dọc theo các đường sức từ đến các vĩ độ cao, "đổ mưa" xuống tầng trên của bầu khí quyển và tương tác với các hạt trong khí quyển, tạo nên cực quang kỳ ảo.Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với Mặt trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao.Bão mặt trời mang các hạt electron và proton ở năng lượng cao, vì thế chúng có khả năng thoát ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao nhờ năng lượng nhiệt cao này.Nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng gió mặt trời, trong đó bao gồm: bão từ, khi dòng hạt mang điện này tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái đất; hiện tượng cực quang, được sinh ra khi các hạt trong gió mặt trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng ở ban đêm trên bầu trời.Bão mặt trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và nó có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái đất và trên các hành tinh khác.Năm 1859, một cơn gió Mặt trời khổng lồ đã tiếp cận Trái Đất, khiến một số cột viễn thông và đường ray phát sinh tia lửa điện, tạo ra hiện tượng cực quang ở các khu vực như Havana, Cuba.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. nguồn: VTV
Các CME thường đi sau bão địa từ (bão Mặt Trời), là một dòng plasma năng lượng cao. Kỹ sư âm thanh Unto Laine từ Đại học Aalto ở Phần Lan đã cố gắng ghi lại những âm thanh của quả cầu plasma CME va chạm với bầu khí quyển.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị đặc biệt được thiết lập gần làng Fiskars - Phần Lan để ghi lại âm thanh này. Kết quả thu được cho thấy những tiếng giống như tiếng lộp độp, lách tách từ bầu trời, đôi khi giống tiếng nứt vỡ, tiếng va chạm.
Dữ liệu được tham chiếu chéo với các hoạt động địa từ do Viện Khí tượng Phần Lan ghi lại, đồng thời so sánh với các dữ liệu âm thanh khác để lọc bỏ tạp âm.
Cuối cùng, các nhà khoa học đã lọc được khoảng 60 âm thanh kỳ lạ liên quan đến sự thay đổi trong từ trường Trái Đất với độ chính xác 90%. Đặc biệt, đó là những âm thanh mà tai người hoàn toàn nghe được.
Âm thanh của những quả cầu plasma CME này phổ biến hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghe được mà không thấy cực quang, có thể cho rằng đó chỉ là tiếng nứt của băng hoặc động vật gây ra.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng, âm thanh thường chỉ xuất hiện trong các màn cực quang mạnh mẽ nhất, và cũng có lúc trở nên ào ạt như tiếng thác nước.
Khi các CME va chạm với từ quyển của Trái Đất, các hạt từ gió Mặt Trời sẽ được gia tốc dọc theo các đường sức từ đến các vĩ độ cao, "đổ mưa" xuống tầng trên của bầu khí quyển và tương tác với các hạt trong khí quyển, tạo nên cực quang kỳ ảo.
Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với Mặt trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao.
Bão mặt trời mang các hạt electron và proton ở năng lượng cao, vì thế chúng có khả năng thoát ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao nhờ năng lượng nhiệt cao này.
Nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng gió mặt trời, trong đó bao gồm: bão từ, khi dòng hạt mang điện này tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái đất; hiện tượng cực quang, được sinh ra khi các hạt trong gió mặt trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng ở ban đêm trên bầu trời.
Bão mặt trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và nó có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái đất và trên các hành tinh khác.
Năm 1859, một cơn gió Mặt trời khổng lồ đã tiếp cận Trái Đất, khiến một số cột viễn thông và đường ray phát sinh tia lửa điện, tạo ra hiện tượng cực quang ở các khu vực như Havana, Cuba.