Hoa tử đằng còn được gọi là hoa đậu tía, chúng có màu tím rất đẹp nên thường được trồng làm cảnh. Không chỉ đẹp, hoa tử đằng còn có mùi thơm rất quyến rũ. Nhưng hạt hoa tử đằng rất độc, có thể gây nôn ói, chuột rút và tiêu chảy nếu ăn phải.Cây cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu hồng, trắng, xanh rất đẹp thường được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Tuy nhiên toàn bộ các bộ phận của cây tú cầu đều có chứa độc tố. Lá và củ của cây có chứa chất hydragin-cyanogenic glycoside, nếu con người ăn phải sẽ bị tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, và rối loạn tuần hoàn máu.Thụy hương là loài cây được du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều trong khuôn viên các căn biệt thự. Tuy nhiên, cây thụy hương có chứa mezerein, một chất có độc tính rất cao. Nếu con người vô tình ăn phải lá hay quả cây thụy hương, sẽ bị buồn nôn, ói mửa dữ dội, xuất huyết trong, hôn mê thậm chí là tử vong.Hoa chùm pháo có những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp. Loài hoa này được dùng làm nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Tuy nhiên nếu ăn tươi có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội, quá liều có thể gây tử vong.Hoa muồng hoàng yến hay còn được gọi là hoa bò cạp vàng hay hoa osaka, có màu vàng, nở thành chùm rực rỡ rất đẹp. Tuy nhiên cả hoa, lá, quả và hạt muồng hoàng yến đều có chất độc, gây ngộ độc nếu ăn phải.Hoa anh đào đen vô cùng độc hại chỉ ăn một ít thôi cũng bị mất giọng, hô hấp khó khăn hay bị co giật.Hoa cây Strychnine: Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng trong lịch sử thường buộc người hầu của mình tự tử bằng hạt của trái cây Strychnine này. Sử dụng với liều rất nhỏ có tác dụng kích thích thần kinh nhưng quá mức sẽ dẫn đến buồn nôn, co thắt dữ dội và tử vong.Hoa dạ hương nở vào ban đêm và có mùi hương quyền rũ nhưng ít người biết rằng loài hoa này có chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nếu những người bị cao huyết áp và người bị bệnh tim ngửi mùi hoa dạ hương quá nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chất kiềm độc trong hoa này có thể khiến cho tóc bị rụng nhanh nếu tiếp xúc quá lâu.Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.Hoa thủy tiên: hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ củ thì rất nguy hiểm. Tinh chất chiết xuất từ củ Narcissus khi bôi lên các vết thương hở có thể làm tê liệt hệ thần kinh cũng như hệ tim mạch.Khi bò nhấm nháp những bông hoa trắng tuyệt đẹp hay thân cây snakeroot thì xương và nguồn sữa của chúng sẽ nhiễm chất tremetol độc hại. Khi chúng ta uống phải những sản phẩm sữa từ những con bị nhiễm độc thì sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.Hoa trúc đào hình dáng đẹp, màu sắc rực rỡ nên loài cây này thường được trồng để làm cảnh ở công viên. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của cây này gồm lá, hoa, quả, hạt, thân cây đều có oleandrin và neriin, hai chất độc cực nguy hiểm đối với hệ tim mạch.
Cây cảnh 10 loại quả
Hoa tử đằng còn được gọi là hoa đậu tía, chúng có màu tím rất đẹp nên thường được trồng làm cảnh. Không chỉ đẹp, hoa tử đằng còn có mùi thơm rất quyến rũ. Nhưng hạt hoa tử đằng rất độc, có thể gây nôn ói, chuột rút và tiêu chảy nếu ăn phải.
Cây cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu hồng, trắng, xanh rất đẹp thường được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Tuy nhiên toàn bộ các bộ phận của cây tú cầu đều có chứa độc tố. Lá và củ của cây có chứa chất hydragin-cyanogenic glycoside, nếu con người ăn phải sẽ bị tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, và rối loạn tuần hoàn máu.
Thụy hương là loài cây được du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều trong khuôn viên các căn biệt thự. Tuy nhiên, cây thụy hương có chứa mezerein, một chất có độc tính rất cao. Nếu con người vô tình ăn phải lá hay quả cây thụy hương, sẽ bị buồn nôn, ói mửa dữ dội, xuất huyết trong, hôn mê thậm chí là tử vong.
Hoa chùm pháo có những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp. Loài hoa này được dùng làm nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Tuy nhiên nếu ăn tươi có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội, quá liều có thể gây tử vong.
Hoa muồng hoàng yến hay còn được gọi là hoa bò cạp vàng hay hoa osaka, có màu vàng, nở thành chùm rực rỡ rất đẹp. Tuy nhiên cả hoa, lá, quả và hạt muồng hoàng yến đều có chất độc, gây ngộ độc nếu ăn phải.
Hoa anh đào đen vô cùng độc hại chỉ ăn một ít thôi cũng bị mất giọng, hô hấp khó khăn hay bị co giật.
Hoa cây Strychnine: Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng trong lịch sử thường buộc người hầu của mình tự tử bằng hạt của trái cây Strychnine này. Sử dụng với liều rất nhỏ có tác dụng kích thích thần kinh nhưng quá mức sẽ dẫn đến buồn nôn, co thắt dữ dội và tử vong.
Hoa dạ hương nở vào ban đêm và có mùi hương quyền rũ nhưng ít người biết rằng loài hoa này có chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nếu những người bị cao huyết áp và người bị bệnh tim ngửi mùi hoa dạ hương quá nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chất kiềm độc trong hoa này có thể khiến cho tóc bị rụng nhanh nếu tiếp xúc quá lâu.
Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
Hoa thủy tiên: hoa và thân cây thì an toàn nhưng phần rễ củ thì rất nguy hiểm. Tinh chất chiết xuất từ củ Narcissus khi bôi lên các vết thương hở có thể làm tê liệt hệ thần kinh cũng như hệ tim mạch.
Khi bò nhấm nháp những bông hoa trắng tuyệt đẹp hay thân cây snakeroot thì xương và nguồn sữa của chúng sẽ nhiễm chất tremetol độc hại. Khi chúng ta uống phải những sản phẩm sữa từ những con bị nhiễm độc thì sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.
Hoa trúc đào hình dáng đẹp, màu sắc rực rỡ nên loài cây này thường được trồng để làm cảnh ở công viên. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của cây này gồm lá, hoa, quả, hạt, thân cây đều có oleandrin và neriin, hai chất độc cực nguy hiểm đối với hệ tim mạch.
Cây cảnh 10 loại quả