Ở Việt Nam có một loài thằn lằn kỳ lạ với đặc điểm không giống bất kỳ loài thằn lằn nào khác: Đuôi chúng dài gấp ba đến sáu lần chiều dài thân và đầu. Ảnh: Exotic Pet.Đó chính là liu điu chỉ, gọi dân dã là liu điu, có tên khoa học là Takydromus sexilineatus. Đây là một loài thằn lằn nhỏ thường sống trong các bãi cỏ, bụi cây. Ảnh: The Spruce Pets.Chiếc đuôi dài của chúng hình thành từ quá trình tiến hóa, có vai trò hỗ trợ khi leo trèo hoặc di chuyển nhanh qua các chỗ cỏ cao, rậm hoặc các cành cây rời rạc. Ảnh: NatureWatch.Cơ thể loài bò sát này thon dài, phần bụng màu trắng, kem hoặc xanh nhạt, lưng màu nâu hoặc màu be, thường được tô điểm bằng các sọc và đốm màu nâu vàng với nhiều sắc đậm nhạt khác nhau. Ảnh: Wildcreatures Hong Kong.Giống như một số loài thằn lằn khác, liu điu cũng “thí đuôi” khi bị kẻ săn mồi tấn công. Từ vết đuôi cụt chiếc đuôi mới sẽ mọc lại. Ảnh: iNaturalist.Liu điu là loài bò sát khá phổ biến ở Việt Nam. Chúng được ghi nhận từ các tỉnh miền núi phía Bắc cho đến vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Wildcreatures Hong Kong.Chúng thường bị săn bắt và nuôi để làm thức ăn cho chim cảnh. Tại các cửa hàng chim cảnh, liu điu được bán với giá khá rẻ, giá bán lẻ chỉ vài nghìn đồng một con.Trong khi đó, tại các quốc gia Âu Mỹ, liu điu lại được nhiều người nuôi làm sinh vật cảnh vì màu sắc đẹp và chiếc đuôi dài độc đáo. Chúng khá dễ nuôi, với thức ăn là các côn trùng nhỏ như ruồi muỗi. Ảnh: Reddid.Bể nuôi liu điu tiêu chuẩn phải có kích thước lớn, trồng nhiều cây bụi để con vật vận động, leo trèo thoải mái và có hệ thống sưởi (ở khu vực ôn đới). Ảnh: Reddid.Trong văn hóa dân gian Việt Nam, liu điu xuất hiện trong câu tục ngữ được nhiều người Việt biết đến: “Trứng rồng lại nở ra rồng / Liu điu lại nở ra dòng liu điu”. Ảnh: Nausicaa.Trên thế giới, liu điu sinh sống ở Ấn Độ, Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng là loài thuộc diện "Ít quan tâm". Ảnh: Wildcreatures Hong Kong.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Ở Việt Nam có một loài thằn lằn kỳ lạ với đặc điểm không giống bất kỳ loài thằn lằn nào khác: Đuôi chúng dài gấp ba đến sáu lần chiều dài thân và đầu. Ảnh: Exotic Pet.
Đó chính là liu điu chỉ, gọi dân dã là liu điu, có tên khoa học là Takydromus sexilineatus. Đây là một loài thằn lằn nhỏ thường sống trong các bãi cỏ, bụi cây. Ảnh: The Spruce Pets.
Chiếc đuôi dài của chúng hình thành từ quá trình tiến hóa, có vai trò hỗ trợ khi leo trèo hoặc di chuyển nhanh qua các chỗ cỏ cao, rậm hoặc các cành cây rời rạc. Ảnh: NatureWatch.
Cơ thể loài bò sát này thon dài, phần bụng màu trắng, kem hoặc xanh nhạt, lưng màu nâu hoặc màu be, thường được tô điểm bằng các sọc và đốm màu nâu vàng với nhiều sắc đậm nhạt khác nhau. Ảnh: Wildcreatures Hong Kong.
Giống như một số loài thằn lằn khác, liu điu cũng “thí đuôi” khi bị kẻ săn mồi tấn công. Từ vết đuôi cụt chiếc đuôi mới sẽ mọc lại. Ảnh: iNaturalist.
Liu điu là loài bò sát khá phổ biến ở Việt Nam. Chúng được ghi nhận từ các tỉnh miền núi phía Bắc cho đến vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Wildcreatures Hong Kong.
Chúng thường bị săn bắt và nuôi để làm thức ăn cho chim cảnh. Tại các cửa hàng chim cảnh, liu điu được bán với giá khá rẻ, giá bán lẻ chỉ vài nghìn đồng một con.
Trong khi đó, tại các quốc gia Âu Mỹ, liu điu lại được nhiều người nuôi làm sinh vật cảnh vì màu sắc đẹp và chiếc đuôi dài độc đáo. Chúng khá dễ nuôi, với thức ăn là các côn trùng nhỏ như ruồi muỗi. Ảnh: Reddid.
Bể nuôi liu điu tiêu chuẩn phải có kích thước lớn, trồng nhiều cây bụi để con vật vận động, leo trèo thoải mái và có hệ thống sưởi (ở khu vực ôn đới). Ảnh: Reddid.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, liu điu xuất hiện trong câu tục ngữ được nhiều người Việt biết đến: “Trứng rồng lại nở ra rồng / Liu điu lại nở ra dòng liu điu”. Ảnh: Nausicaa.
Trên thế giới, liu điu sinh sống ở Ấn Độ, Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng là loài thuộc diện "Ít quan tâm". Ảnh: Wildcreatures Hong Kong.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.