Mọc trên các dãy núi hiểm trở, sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là một loài cây dược liệu quý của Việt Nam, được thế giới biết đến rộng rãi với tên gọi "nhân sâm Việt Nam" (Vietnamese ginseng). Ảnh: Tạp chí Du lịch.Loài cây này được các cán bộ của khu Y tế Trung Trung Bộ phát hiện lần đầu vào năm 1973 ở độ cao 1.800 mét trên dãy núi Ngọc Linh (Kon Tum). Năm 1978-1979, các nghiên cứu chuyên sâu về sâm Ngọc Linh được thực hiện. Ảnh: Tây Bắc TV.Về mặt sinh thái, sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng già ở độ cao từ 1.200 mét, đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000 mét. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế Online.Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, đạt chiều cao từ 30-110 cm. Thân rễ cây có thể phân nhánh, tạo thành 1-5 thân mang lá. Cây có lá kép dạng chân vịt, mỗi lá kép gồm 3-5 lá chét, mép lá khía răng cưa Ảnh: Vườn sâm Ngọc Linh.Cụm hoa của sâm Ngọc Linh có dạng tán, hoa có cuống ngắn, màu trắng xanh, 5 cánh. Hoa tạo thành quả mọng, hình cầu, đường kính 0,5- 0,6 cm, khi chín màu đỏ và thường có một chấm đen ở đỉnh. Ảnh: Báo Kon Tum Online.Tại Việt Nam, sâm Ngọc Linh được ghi nhận ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Lai Châu. Trên thế giới, loài cây này có một quần thể tự nhiên ở Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Tạp chí Du lịch.Theo các nhà nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là một loài cây dược liệu quý của Việt Nam. Thân rễ (củ) cây được dùng làm thuốc, có tác dụng tăng lực, điều hoà huyết áp, an thần. Lá và nụ hoa làm trà uống kích thích tiêu hoá, an thần. Ảnh: Hoàng Thọ / Thanh Niên Online.Do những lời đồn thổi thái quá về công dụng như "thần dược", vào những năm 1990, củ sâm Ngọc Linh có giá trị tăng vọt, còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Nhiều người từ Hàn Quốc - xứ sở của nhân sâm - cũng tìm sâm Ngọc Linh để chữa bệnh. Ảnh: Nông sản LangBiang.Việc tìm kiếm khai thác đến mức kiệt quệ cùng nạn phá rừng làm nương rẫy đã khiến sâm Ngọc Linh trở nên rất hiếm trong tự nhiên, nguy cơ bị tuyệt chủng cao nếu không tích cực có biện pháp bảo vệ. Ảnh: Nông sản LangBiang.Từ những năm 2000, loài cây dược liệu quý này đã được nghiên cứu trồng ngay tại núi Ngọc Linh. Các chuyên gia đã tạo được nhiều cây con từ hạt, phối hợp với người dân địa phương đưa vào trồng dưới tán rừng tự nhiên. Ảnh: Công ty TNHH Sâm Sâm.Hiện tại loài cây dược liệu quý này đang được trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu ở một số vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, hướng tới khẳng định một thương hiệu "nhân sâm Việt Nam". Ảnh: Tạp chí Du lịch.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Mọc trên các dãy núi hiểm trở, sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là một loài cây dược liệu quý của Việt Nam, được thế giới biết đến rộng rãi với tên gọi "nhân sâm Việt Nam" (Vietnamese ginseng). Ảnh: Tạp chí Du lịch.
Loài cây này được các cán bộ của khu Y tế Trung Trung Bộ phát hiện lần đầu vào năm 1973 ở độ cao 1.800 mét trên dãy núi Ngọc Linh (Kon Tum). Năm 1978-1979, các nghiên cứu chuyên sâu về sâm Ngọc Linh được thực hiện. Ảnh: Tây Bắc TV.
Về mặt sinh thái, sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng già ở độ cao từ 1.200 mét, đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000 mét. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế Online.
Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, đạt chiều cao từ 30-110 cm. Thân rễ cây có thể phân nhánh, tạo thành 1-5 thân mang lá. Cây có lá kép dạng chân vịt, mỗi lá kép gồm 3-5 lá chét, mép lá khía răng cưa Ảnh: Vườn sâm Ngọc Linh.
Cụm hoa của sâm Ngọc Linh có dạng tán, hoa có cuống ngắn, màu trắng xanh, 5 cánh. Hoa tạo thành quả mọng, hình cầu, đường kính 0,5- 0,6 cm, khi chín màu đỏ và thường có một chấm đen ở đỉnh. Ảnh: Báo Kon Tum Online.
Tại Việt Nam, sâm Ngọc Linh được ghi nhận ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Lai Châu. Trên thế giới, loài cây này có một quần thể tự nhiên ở Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Tạp chí Du lịch.
Theo các nhà nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là một loài cây dược liệu quý của Việt Nam. Thân rễ (củ) cây được dùng làm thuốc, có tác dụng tăng lực, điều hoà huyết áp, an thần. Lá và nụ hoa làm trà uống kích thích tiêu hoá, an thần. Ảnh: Hoàng Thọ / Thanh Niên Online.
Do những lời đồn thổi thái quá về công dụng như "thần dược", vào những năm 1990, củ sâm Ngọc Linh có giá trị tăng vọt, còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Nhiều người từ Hàn Quốc - xứ sở của nhân sâm - cũng tìm sâm Ngọc Linh để chữa bệnh. Ảnh: Nông sản LangBiang.
Việc tìm kiếm khai thác đến mức kiệt quệ cùng nạn phá rừng làm nương rẫy đã khiến sâm Ngọc Linh trở nên rất hiếm trong tự nhiên, nguy cơ bị tuyệt chủng cao nếu không tích cực có biện pháp bảo vệ. Ảnh: Nông sản LangBiang.
Từ những năm 2000, loài cây dược liệu quý này đã được nghiên cứu trồng ngay tại núi Ngọc Linh. Các chuyên gia đã tạo được nhiều cây con từ hạt, phối hợp với người dân địa phương đưa vào trồng dưới tán rừng tự nhiên. Ảnh: Công ty TNHH Sâm Sâm.
Hiện tại loài cây dược liệu quý này đang được trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu ở một số vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, hướng tới khẳng định một thương hiệu "nhân sâm Việt Nam". Ảnh: Tạp chí Du lịch.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.