Khi xảy ra các trận mưa lớn hay cơn bão mạnh, nhiều địa điểm trên thế giới bị ngập lụt nghiêm trọng gây cản trở giao thông cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm giảm thiểu tác động của mưa lũ xuống mức thấp nhất, một số nước thực hiện những giải pháp chống ngập lụt hiệu quả.Trong số này, đáng chú ý là giải pháp của chính quyền Malaysia được thực hiện ở thủ đô Kuala Lumpur. Khi xảy ra những trận mưa lớn hay bão lũ, nhiều đường phố ở Kuala Lumpur ngập sâu trong nước.Để khắc phục tình hình này, chính quyền Kuala Lumpur đã cho xây dựng đường hầm có tên Stormwater Management and Road Tunnel (viết tắt là SMART). Đường hầm có chiều dài 9,7 km với chi phí xây dựng khoảng 500 triệu USD. Công trình được thiết kế vừa dùng để thoát lũ vừa phục vụ giao thông.Trong điều kiện thời tiết bình thường, đường hầm SMART của Kuala Lumpur sẽ được sử dụng như hầm đường bộ thông thường. Theo đó, xe cộ có thể qua lại bình thường.Khi nước sông tràn bờ và gây ngập lụt, đường hầm trên sẽ trở thành một kênh thoát lũ ngay bên dưới những con đường sầm uất người qua lại. Lúc đó, các phương tiện giao thông bị cấm lưu thông. Nhờ có đường hầm này, tình trạng ngập lụt nghiệm trọng ở các tuyến phố trong thành phố Kuala Lumpur không còn xảy ra như trước.Khác với Kuala Lumpur, chính phủ Nhật Bản lựa chọn giải pháp chống lụt hoàn toàn khác. Giới chức trách và các chuyên gia quyết định chọn phương án xây dựng kênh thoát nước ngầm nằm dưới một sân bóng đá và công viên trượt băng ở ngoại ô Tokyo. Dự án này được gọi là "điện Pantheon dưới lòng đất".Công trình chống ngập của Tokyo hoàn thành sau 13 năm kể từ khi khởi công vào năm 1993. Kinh phí để hoàn thành dự án chống ngập là 3 tỷ USD.Sau khi hoàn thành, công trình gây ấn tượng khi nằm sâu 50m dưới lòng đất, có 5 trụ chứa cao 75m, rộng 32m. Các trụ chứa này kết nối với nhau bằng hệ thống ống dài 6,3 km và có đường kính 10m.Khi mưa lớn, nước sẽ được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Tiếp đến, máy bơm công suất lớn được sử dụng để bơm nước ra sông Endo. Nhờ vậy, đường phố Tokyo và các vùng lân cận không bị ngập lụt nghiêm trọng khi mưa lớn hoặc bão lũ xảy ra.Trong khi đó, để chống ngập, Hà Lan triển khai kế hoạch "Delta Work" - hệ thống đê kè phòng vệ, bảo vệ các thành phố, làng mạc khỏi bị nước biển dâng gây ngập lụt.Chính phủ Hà Lan thực hiện công trình chống ngập lụt lớn này từ năm 1954 cho tới những năm 1991. Theo đó, nhiều loại đê, kè chuyên dụng cho biển, sông, hồ, kênh đào... được xây dựng.Sau khi hoàn thành, các công trình này giúp bảo vệ các thành phố, làng mạc của Hà Lan không bị ngập lụt khi nước biển dâng cao quá mức hoặc xả nước kịp thời trong những ngày mưa bão.Mời độc giả xem video: Mưa lớn tiếp tục gây ngập lụt nặng tại Quảng Ninh. Nguồn: THDT.
Khi xảy ra các trận mưa lớn hay cơn bão mạnh, nhiều địa điểm trên thế giới bị ngập lụt nghiêm trọng gây cản trở giao thông cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm giảm thiểu tác động của mưa lũ xuống mức thấp nhất, một số nước thực hiện những giải pháp chống ngập lụt hiệu quả.
Trong số này, đáng chú ý là giải pháp của chính quyền Malaysia được thực hiện ở thủ đô Kuala Lumpur. Khi xảy ra những trận mưa lớn hay bão lũ, nhiều đường phố ở Kuala Lumpur ngập sâu trong nước.
Để khắc phục tình hình này, chính quyền Kuala Lumpur đã cho xây dựng đường hầm có tên Stormwater Management and Road Tunnel (viết tắt là SMART). Đường hầm có chiều dài 9,7 km với chi phí xây dựng khoảng 500 triệu USD. Công trình được thiết kế vừa dùng để thoát lũ vừa phục vụ giao thông.
Trong điều kiện thời tiết bình thường, đường hầm SMART của Kuala Lumpur sẽ được sử dụng như hầm đường bộ thông thường. Theo đó, xe cộ có thể qua lại bình thường.
Khi nước sông tràn bờ và gây ngập lụt, đường hầm trên sẽ trở thành một kênh thoát lũ ngay bên dưới những con đường sầm uất người qua lại. Lúc đó, các phương tiện giao thông bị cấm lưu thông. Nhờ có đường hầm này, tình trạng ngập lụt nghiệm trọng ở các tuyến phố trong thành phố Kuala Lumpur không còn xảy ra như trước.
Khác với Kuala Lumpur, chính phủ Nhật Bản lựa chọn giải pháp chống lụt hoàn toàn khác. Giới chức trách và các chuyên gia quyết định chọn phương án xây dựng kênh thoát nước ngầm nằm dưới một sân bóng đá và công viên trượt băng ở ngoại ô Tokyo. Dự án này được gọi là "điện Pantheon dưới lòng đất".
Công trình chống ngập của Tokyo hoàn thành sau 13 năm kể từ khi khởi công vào năm 1993. Kinh phí để hoàn thành dự án chống ngập là 3 tỷ USD.
Sau khi hoàn thành, công trình gây ấn tượng khi nằm sâu 50m dưới lòng đất, có 5 trụ chứa cao 75m, rộng 32m. Các trụ chứa này kết nối với nhau bằng hệ thống ống dài 6,3 km và có đường kính 10m.
Khi mưa lớn, nước sẽ được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Tiếp đến, máy bơm công suất lớn được sử dụng để bơm nước ra sông Endo. Nhờ vậy, đường phố Tokyo và các vùng lân cận không bị ngập lụt nghiêm trọng khi mưa lớn hoặc bão lũ xảy ra.
Trong khi đó, để chống ngập, Hà Lan triển khai kế hoạch "Delta Work" - hệ thống đê kè phòng vệ, bảo vệ các thành phố, làng mạc khỏi bị nước biển dâng gây ngập lụt.
Chính phủ Hà Lan thực hiện công trình chống ngập lụt lớn này từ năm 1954 cho tới những năm 1991. Theo đó, nhiều loại đê, kè chuyên dụng cho biển, sông, hồ, kênh đào... được xây dựng.
Sau khi hoàn thành, các công trình này giúp bảo vệ các thành phố, làng mạc của Hà Lan không bị ngập lụt khi nước biển dâng cao quá mức hoặc xả nước kịp thời trong những ngày mưa bão.
Mời độc giả xem video: Mưa lớn tiếp tục gây ngập lụt nặng tại Quảng Ninh. Nguồn: THDT.