Tối 25/11, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa qua trên địa bàn ấp Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom vừa xảy ra sự việc bé trai tử vong nghi do học theo trò chơi " Thử thách Momo".Theo đó, tối ngày 21/11, cháu L. vào nhà vệ sinh để đi tắm. Lâu không thấy con ra, mẹ L. gọi cửa nhưng không thấy con trả lời. Dự tính có điều chẳng lành nên người mẹ nhờ người phá cửa nhà vệ sinh thi thấy cháu L. treo lơ lửng ở sát tường.Cổ áo cháu đang mặc trên người thì móc trên móc treo quần áo của nhà vệ sinh. Sau khi cháu L. được đưa ra khỏi nhà vệ sinh thì đã ngưng thở. Gia đình đưa cháu đi cấp cứu nhưng đã tử vong trước đó.Theo cơ quan chức năng nghi vấn ban đầu cháu L. tử vong với tình trạng như trên có thể do học theo "thử thách Momo" trên mạng xã hội. Thử thách momo (Momo Challenge) là một trò lừa bịp về một thử thách trên Internet được lan truyền bởi người dùng trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.Hình tượng Momo là khuôn mặt của một người phụ nữ tóc đen dài, vầng trán nhô cao, hai mắt to tròn và lồi, khuôn miệng nhọn và rộng bất thường rất kinh dị khiến ai nhìn cũng ghê sợ.Hình tượng này vốn là một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ Nhật Bản tên là Keisuke Aisawa. Tác phẩm này có tên "Mother Bird - Chim mẹ”. Tác phẩm này từng được trưng bày vào năm 2016 tại Phòng triển lãm Vanilla ở thành phố Tokyo.Momo sẽ trò chuyện, tâm sự, gửi nhiều hình ảnh bạo lực và thử thách ép trẻ thực hiện theo. Đó đều là những thử thách làm hại bản thân như cắt tay, cạo đầu, thậm chí là tử tự. Momo còn gửi lời đe dọa trẻ nếu không thực hiện thử thách thì sẽ bị trừng phạt và không được nói cho ai biết.Một bé gái đã tự cắt tóc của mình vì nghe theo "thử thách Momo". Trên thế giới đã từng ghi nhận một trường hợp về cô bé Callie ở Anh hoảng loạn đến mức đập đầu vào tường, liên tục mơ thấy ác mộng sau khi tiếp xúc với Momo.Trước tình trạng này, Tổ chức An ninh Trực tuyến Quốc gia (National Online Safety - NOS) đã tung ra một bản hướng dẫn các cách phòng ngừa và giảm thiểu mọi rủi ro xuống mức thấp nhất cho trẻ em khi tham gia sử dụng Internet, mạng xã hội.Hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ còn ngây thơ hiểu rõ Momo chỉ đơn giản là một nhân vật hư cấu, không có thực và đó chỉ là ai đó mượn hình đội lốt trên Internet.Cố gắng ở cạnh trẻ em khi chúng dùng Internet hiểu rõ được con em trong nhà có thói quen xem gì, tìm gì trên Internet và từ đó định hướng rõ hơn cho chúng về những gì là tốt, xấu, thậm chí giải quyết vấn đề tâm lý nếu nhỡ chẳng may chúng đã từng xem phải một nội dung tiêu cực.Thường xuyên nói chuyện và trao đổi với trẻ em về các vấn đề trên Internet. Tập cho trẻ em thói quen theo dõi dư luận ngay từ bây giờ, đặc biệt là vấn đề này có liên quan trực tiếp tới chúng. Nếu thực hiện được thành thói quen, các cách hiểu sai của trẻ em sẽ được tháo gỡ, phần nào giúp chúng cứng cáp hơn khi tự mình sử dụng Internet.Cài đặt sẵn các tính năng bảo mật và giới hạn truy cập nhằm mục đích giới hạn quyền truy cập tới một số thể loại nội dung hoặc thời gian dùng Internet. Ngoài ra, hãy tắt các chức năng tự gợi ý trên các ứng dụng như YouTubeChủ động đề cập với trẻ em về suy nghĩ của chúng để chúng tự hiểu và nhận thức được cần phải làm gì khi rơi vào tình huống xấu.Nắm rõ các nguồn website trẻ em yêu thích bằng cách kiểm tra lịch sử truy cập web của trình duyệt.
Tối 25/11, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa qua trên địa bàn ấp Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom vừa xảy ra sự việc bé trai tử vong nghi do học theo trò chơi " Thử thách Momo".
Theo đó, tối ngày 21/11, cháu L. vào nhà vệ sinh để đi tắm. Lâu không thấy con ra, mẹ L. gọi cửa nhưng không thấy con trả lời. Dự tính có điều chẳng lành nên người mẹ nhờ người phá cửa nhà vệ sinh thi thấy cháu L. treo lơ lửng ở sát tường.
Cổ áo cháu đang mặc trên người thì móc trên móc treo quần áo của nhà vệ sinh. Sau khi cháu L. được đưa ra khỏi nhà vệ sinh thì đã ngưng thở. Gia đình đưa cháu đi cấp cứu nhưng đã tử vong trước đó.
Theo cơ quan chức năng nghi vấn ban đầu cháu L. tử vong với tình trạng như trên có thể do học theo "thử thách Momo" trên mạng xã hội. Thử thách momo (Momo Challenge) là một trò lừa bịp về một thử thách trên Internet được lan truyền bởi người dùng trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.
Hình tượng Momo là khuôn mặt của một người phụ nữ tóc đen dài, vầng trán nhô cao, hai mắt to tròn và lồi, khuôn miệng nhọn và rộng bất thường rất kinh dị khiến ai nhìn cũng ghê sợ.
Hình tượng này vốn là một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ Nhật Bản tên là Keisuke Aisawa. Tác phẩm này có tên "Mother Bird - Chim mẹ”. Tác phẩm này từng được trưng bày vào năm 2016 tại Phòng triển lãm Vanilla ở thành phố Tokyo.
Momo sẽ trò chuyện, tâm sự, gửi nhiều hình ảnh bạo lực và thử thách ép trẻ thực hiện theo. Đó đều là những thử thách làm hại bản thân như cắt tay, cạo đầu, thậm chí là tử tự. Momo còn gửi lời đe dọa trẻ nếu không thực hiện thử thách thì sẽ bị trừng phạt và không được nói cho ai biết.
Một bé gái đã tự cắt tóc của mình vì nghe theo "thử thách Momo". Trên thế giới đã từng ghi nhận một trường hợp về cô bé Callie ở Anh hoảng loạn đến mức đập đầu vào tường, liên tục mơ thấy ác mộng sau khi tiếp xúc với Momo.
Trước tình trạng này, Tổ chức An ninh Trực tuyến Quốc gia (National Online Safety - NOS) đã tung ra một bản hướng dẫn các cách phòng ngừa và giảm thiểu mọi rủi ro xuống mức thấp nhất cho trẻ em khi tham gia sử dụng Internet, mạng xã hội.
Hãy đảm bảo rằng những đứa trẻ còn ngây thơ hiểu rõ Momo chỉ đơn giản là một nhân vật hư cấu, không có thực và đó chỉ là ai đó mượn hình đội lốt trên Internet.
Cố gắng ở cạnh trẻ em khi chúng dùng Internet hiểu rõ được con em trong nhà có thói quen xem gì, tìm gì trên Internet và từ đó định hướng rõ hơn cho chúng về những gì là tốt, xấu, thậm chí giải quyết vấn đề tâm lý nếu nhỡ chẳng may chúng đã từng xem phải một nội dung tiêu cực.
Thường xuyên nói chuyện và trao đổi với trẻ em về các vấn đề trên Internet. Tập cho trẻ em thói quen theo dõi dư luận ngay từ bây giờ, đặc biệt là vấn đề này có liên quan trực tiếp tới chúng. Nếu thực hiện được thành thói quen, các cách hiểu sai của trẻ em sẽ được tháo gỡ, phần nào giúp chúng cứng cáp hơn khi tự mình sử dụng Internet.
Cài đặt sẵn các tính năng bảo mật và giới hạn truy cập nhằm mục đích giới hạn quyền truy cập tới một số thể loại nội dung hoặc thời gian dùng Internet. Ngoài ra, hãy tắt các chức năng tự gợi ý trên các ứng dụng như YouTube
Chủ động đề cập với trẻ em về suy nghĩ của chúng để chúng tự hiểu và nhận thức được cần phải làm gì khi rơi vào tình huống xấu.
Nắm rõ các nguồn website trẻ em yêu thích bằng cách kiểm tra lịch sử truy cập web của trình duyệt.